Đảm bảo tối đa quyền lợi cho người có đất bị thu hồi
21:17, ngày 06-11-2013
Sáng 6-11-2013, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) - dự án luật được các cấp, các ngành và cử tri cả nước trông chờ nhất đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận tích cực tại hội trường trong buổi làm việc được truyền hình trực tiếp.
Với nhận thức Luật Đất đai (sửa đổi) là đạo luật quan trọng có tác động lớn đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, tác động đến sự phát triển kinh tế đất nước và ảnh hưởng đến toàn xã hội, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu cẩn thận, kỹ lưỡng và thực hiện các bước đi thận trọng.
Chính phủ đã chuẩn bị công phu, thảo luận nhiều lần; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành 5 phiên họp để cho ý kiến; Quốc hội dành 3 kỳ họp để thảo luận, cho ý kiến.
Ngoài ra, cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, các ngành, các cấp, các địa phương và những đối tượng chịu sự tác động của Luật. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 có 14 chương, 212 điều tăng 2 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đề cập đến 15 vấn đề lớn, liên quan đến toàn bộ các nội dung trong dự thảo: Về những quy định chung; quyền và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với đất đai; địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai; chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất; bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giá đất; đất ở tại đô thị; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Buổi làm việc sáng 6-11 cũng ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu về các nội dung liên quan đến các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế-xã hội theo Điều 62 trong dự thảo luật và nhóm quy định về giá đất tại Chương VIII trong dự thảo.
Quy định rõ các trường hợp thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội
Điểm c, Khoản 1, Điều 62 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm công trình thuộc hệ thống giao thông, điện lực, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; công trình thu gom, xử lý chất thải.
Góp ý về nội dung này, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng nếu các công trình thực sự vì mục đích quốc gia thì chấp thuận theo quy định dự thảo luật, nhưng nếu vì lợi ích của doanh nghiệp, do doanh nghiệp xăng dầu đầu tư cần thỏa thuận với người dân thỏa đáng trước khi bị thu hồi đất. Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị chỉ nên thu hồi đất đối với trường hợp do Nhà nước làm chủ đầu tư.
Góp ý Điều 69 về trình tự, thủ tục thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế-xã hội, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu về thời gian thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 đảm bảo tính kịp thời tránh tình trạng chậm trễ, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Về Điều 92 những trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất, đại biểu đề nghị cần bổ sung trách nhiệm nhà đầu tư thực hiện các dự án đã cấp phép, tránh tình trạng chủ đầu tư thực hiện không đến cùng để Nhà nước phải bồi thường phần đầu tư dở dang.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nêu ý kiến nếu Luật Đất đai sửa đổi vẫn giữ nguyên quy định thu hồi đất tại Điều 62 thì vấn đề khiếu kiện đất đai vẫn là điểm nghẽn chưa có lời giải.
Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo làm rõ khái niệm thu hồi đất phục vụ mục đích kinh tế-xã hội; phân loại các loại dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích thuần túy của nhà đầu tư ra khỏi các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong chính sách thu hồi đất; chỉ những dự án do Nhà nước quyết định phê duyệt đầu tư thì Nhà nước mới thu hồi đất, với dự án cơ quan Nhà nước chỉ ra thông báo chấp nhận nhận đầu tư thì không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất phải trưng mua quyền sử dụng đất; quyền, lợi ích của chủ đầu tư và người có đất thu hồi thuộc quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ, đại biểu nêu rõ.
Đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật bổ sung chế tài xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phê duyệt quy hoạch; làm rõ thời điểm thu hồi đất diễn ra khi nào, tránh tình trạng cứ quy hoạch là thông báo thu hồi đất.
Cùng góp ý vào Điều 62, các đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội), Ya Duck (Lâm Đồng) cho rằng dự thảo Luật quy định còn chung chung, dẫn đến tùy tiện trong cơ chế áp dụng. Đại biểu chứng minh thực tế ở Hà Nội có nhiều dự án bị ách tắc do cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng và kéo theo đó là đơn thư, khiếu kiện phức tạp. Đại biểu đề nghị quy định một điều riêng trường hợp Nhà nước thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội trong dự thảo Luật này.
Cùng quan điểm trên, theo đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa-Vũng Tàu), để đảm bảo quyền lợi cho người dân khi bị thu hồi đất phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề quan trọng là phải xây dựng cơ chế chính sách giá đất đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Trong quá trình quy hoạch phải đảm bảo cân đối nguồn lực đầu tư, dự báo khoa học, chính xác, hiệu quả, phù hợp tốc độ phát triển từng khu vực. Lựa chọn quy hoạch phải xem xét các yếu tố điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng, tiềm năng đất đai, mức độ ảnh hưởng của người dân khi mất đất, tác động môi trường khi triển khai dự án... tránh thu hồi đất tràn lan, gây bức xúc xã hội.
Nhất trí chủ trương thu hồi đất trong 3 trường hợp mà dự thảo Luật quy định, tuy nhiên đại biểu Vũ Xuân Trường (Nam Định) cho rằng Điều 64 quy định về thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai chưa thỏa đáng, thiếu tính khả thi. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần có tính toán cụ thể hơn nữa quy định này.
Góp ý Điều 90 về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi, đại biểu cho rằng quy định như khoản 1 dự thảo là không phù hợp, không bảo đảm quyền lợi người nông dân có đất bị thu hồi. Đại biểu Trường kiến nghị cần tính lại theo hướng tương đương với một phần lợi nhuận, sản lượng thu hoạch cả thời gian người nông dân được giao đất thì mới đảm bảo cuộc sống của người nông dân, hạn chế khiếu kiện.
Làm rõ khái niệm giá đất phù hợp với giá thị trường
Góp ý Điều 18, Nhà nước quy định về giá đất, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng mặc dù Ban soạn thảo đã bổ sung, tiếp thu ở Điều 112 về nguyên tắc, phương pháp định giá đất, nhưng quy định trong dự thảo còn chung chung, chưa rõ ràng, chưa giải quyết được mong muốn của người dân có đất bị thu hồi.
Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm việc xác định giá đất khi thu hồi gắn với lợi nhuận hình thành trong tương lai, nhằm đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn so với trước khi thu hồi đất.
Góp ý vào giá đất mục 2, Chương VIII, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cơ bản nhất trí với dự thảo Luật quy định về nguyên tắc, phương pháp định giá đất. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn về quy định bảng giá đất và giá đất cụ thể do thẩm quyền Ủy ban Nhân dân tỉnh xây dựng và trình.
Theo đại biểu, quy định như trên vô hình chung giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quá nhiều quyền, vừa giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất lại có quyền quyết định giá đất, trong khi đó vai trò thẩm quyền của tổ chức có chức năng tư vấn định giá đất được quy định rất mờ nhạt trong dự thảo Luật.
Để đảm bảo minh bạch, khách quan trong xác định giá đất, đại biểu đề nghị cần thiết phải thành lập cơ quan có thẩm quyền quyết định giá đất độc lập với cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai nhằm tách bạch thẩm quyền quyết định đất đai với thẩm quyền quyết định giá đất, tránh tình trạng một cơ quan "vừa đá bóng, vừa thổi còi," đại biểu nêu rõ.
Đồng tình với dự thảo Luật quy định, Nhà nước quyết định giá đất (Điều 18), tuy nhiên, đại biểu Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) đề nghị Ban soạn thảo làm rõ khái niệm “giá trị trường” và “giá thị trường” được xác định như thế nào.
Theo đại biểu, đã là giá thị trường thì phải để thị trường quyết định chứ không phải giá đất do Nhà nước công bố hàng năm là giá thị trường. Để đảm bao công khai, minh bạch trong định giá đất trong quá trình đấu giá, đại diện người dân phải được tham gia giám sát hoạt động đấu giá, điều này sẽ giảm bớt tình trạng khiếu nại, tố cáo liên quan đến giá đất và đền bù giải phóng mặt bằng.
Đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần xem xét vấn đề này cụ thể, khi thu hồi đất cần công khai minh bạch, giá cả cần thỏa thuận chứ không thể như hiện nay do chính quyền quyết định, họp dân chỉ là thông qua. Đại biểu cũng kiến nghị Nhà nước cần thành lập cơ quan thẩm định giá đất độc lập.
Phân tích về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cho rằng việc xác định giá đất đang là vấn đề quan tâm lớn của đông đảo cử tri, quy định nguyên tắc xác định giá đất như điểm c, d Khoản 1 Điều 112 chưa rõ ràng cụ thể. Thế nào là giá đất phù hợp với thị trường là câu hỏi khó của các cơ quan Nhà nước trong việc xác định giá, đảm bảo quyền lợi cho người có đất bị thu hồi.
Đại biểu đề nghị dự thảo Luật thể hiện rõ vai trò của các tổ chức tư vấn, định giá đất; đồng thời Nhà nước có cơ quan theo dõi diễn biến thị trường, công bố giá đất định kỳ làm cơ sở tham chiếu trong xác định giá đất.
Theo chương trình, dự kiến ngày 29-11, các đại biểu Quốc hội sẽ thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) - một trong hai dự án Luật quan trọng nhất, được đặc biệt quan tâm tại kỳ họp lần này./.
Chính phủ đã chuẩn bị công phu, thảo luận nhiều lần; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành 5 phiên họp để cho ý kiến; Quốc hội dành 3 kỳ họp để thảo luận, cho ý kiến.
Ngoài ra, cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, các ngành, các cấp, các địa phương và những đối tượng chịu sự tác động của Luật. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 có 14 chương, 212 điều tăng 2 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đề cập đến 15 vấn đề lớn, liên quan đến toàn bộ các nội dung trong dự thảo: Về những quy định chung; quyền và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với đất đai; địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai; chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất; bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giá đất; đất ở tại đô thị; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Buổi làm việc sáng 6-11 cũng ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu về các nội dung liên quan đến các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế-xã hội theo Điều 62 trong dự thảo luật và nhóm quy định về giá đất tại Chương VIII trong dự thảo.
Quy định rõ các trường hợp thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội
Điểm c, Khoản 1, Điều 62 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm công trình thuộc hệ thống giao thông, điện lực, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; công trình thu gom, xử lý chất thải.
Góp ý về nội dung này, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng nếu các công trình thực sự vì mục đích quốc gia thì chấp thuận theo quy định dự thảo luật, nhưng nếu vì lợi ích của doanh nghiệp, do doanh nghiệp xăng dầu đầu tư cần thỏa thuận với người dân thỏa đáng trước khi bị thu hồi đất. Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị chỉ nên thu hồi đất đối với trường hợp do Nhà nước làm chủ đầu tư.
Góp ý Điều 69 về trình tự, thủ tục thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế-xã hội, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu về thời gian thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 đảm bảo tính kịp thời tránh tình trạng chậm trễ, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Về Điều 92 những trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất, đại biểu đề nghị cần bổ sung trách nhiệm nhà đầu tư thực hiện các dự án đã cấp phép, tránh tình trạng chủ đầu tư thực hiện không đến cùng để Nhà nước phải bồi thường phần đầu tư dở dang.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nêu ý kiến nếu Luật Đất đai sửa đổi vẫn giữ nguyên quy định thu hồi đất tại Điều 62 thì vấn đề khiếu kiện đất đai vẫn là điểm nghẽn chưa có lời giải.
Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo làm rõ khái niệm thu hồi đất phục vụ mục đích kinh tế-xã hội; phân loại các loại dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích thuần túy của nhà đầu tư ra khỏi các dự án phát triển kinh tế - xã hội trong chính sách thu hồi đất; chỉ những dự án do Nhà nước quyết định phê duyệt đầu tư thì Nhà nước mới thu hồi đất, với dự án cơ quan Nhà nước chỉ ra thông báo chấp nhận nhận đầu tư thì không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất phải trưng mua quyền sử dụng đất; quyền, lợi ích của chủ đầu tư và người có đất thu hồi thuộc quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ, đại biểu nêu rõ.
Đại biểu cũng đề nghị dự thảo Luật bổ sung chế tài xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phê duyệt quy hoạch; làm rõ thời điểm thu hồi đất diễn ra khi nào, tránh tình trạng cứ quy hoạch là thông báo thu hồi đất.
Cùng góp ý vào Điều 62, các đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội), Ya Duck (Lâm Đồng) cho rằng dự thảo Luật quy định còn chung chung, dẫn đến tùy tiện trong cơ chế áp dụng. Đại biểu chứng minh thực tế ở Hà Nội có nhiều dự án bị ách tắc do cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng và kéo theo đó là đơn thư, khiếu kiện phức tạp. Đại biểu đề nghị quy định một điều riêng trường hợp Nhà nước thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội trong dự thảo Luật này.
Cùng quan điểm trên, theo đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa-Vũng Tàu), để đảm bảo quyền lợi cho người dân khi bị thu hồi đất phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội, vấn đề quan trọng là phải xây dựng cơ chế chính sách giá đất đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Trong quá trình quy hoạch phải đảm bảo cân đối nguồn lực đầu tư, dự báo khoa học, chính xác, hiệu quả, phù hợp tốc độ phát triển từng khu vực. Lựa chọn quy hoạch phải xem xét các yếu tố điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng, tiềm năng đất đai, mức độ ảnh hưởng của người dân khi mất đất, tác động môi trường khi triển khai dự án... tránh thu hồi đất tràn lan, gây bức xúc xã hội.
Nhất trí chủ trương thu hồi đất trong 3 trường hợp mà dự thảo Luật quy định, tuy nhiên đại biểu Vũ Xuân Trường (Nam Định) cho rằng Điều 64 quy định về thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai chưa thỏa đáng, thiếu tính khả thi. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần có tính toán cụ thể hơn nữa quy định này.
Góp ý Điều 90 về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi, đại biểu cho rằng quy định như khoản 1 dự thảo là không phù hợp, không bảo đảm quyền lợi người nông dân có đất bị thu hồi. Đại biểu Trường kiến nghị cần tính lại theo hướng tương đương với một phần lợi nhuận, sản lượng thu hoạch cả thời gian người nông dân được giao đất thì mới đảm bảo cuộc sống của người nông dân, hạn chế khiếu kiện.
Làm rõ khái niệm giá đất phù hợp với giá thị trường
Góp ý Điều 18, Nhà nước quy định về giá đất, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng mặc dù Ban soạn thảo đã bổ sung, tiếp thu ở Điều 112 về nguyên tắc, phương pháp định giá đất, nhưng quy định trong dự thảo còn chung chung, chưa rõ ràng, chưa giải quyết được mong muốn của người dân có đất bị thu hồi.
Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm việc xác định giá đất khi thu hồi gắn với lợi nhuận hình thành trong tương lai, nhằm đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn so với trước khi thu hồi đất.
Góp ý vào giá đất mục 2, Chương VIII, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cơ bản nhất trí với dự thảo Luật quy định về nguyên tắc, phương pháp định giá đất. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn về quy định bảng giá đất và giá đất cụ thể do thẩm quyền Ủy ban Nhân dân tỉnh xây dựng và trình.
Theo đại biểu, quy định như trên vô hình chung giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quá nhiều quyền, vừa giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất lại có quyền quyết định giá đất, trong khi đó vai trò thẩm quyền của tổ chức có chức năng tư vấn định giá đất được quy định rất mờ nhạt trong dự thảo Luật.
Để đảm bảo minh bạch, khách quan trong xác định giá đất, đại biểu đề nghị cần thiết phải thành lập cơ quan có thẩm quyền quyết định giá đất độc lập với cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai nhằm tách bạch thẩm quyền quyết định đất đai với thẩm quyền quyết định giá đất, tránh tình trạng một cơ quan "vừa đá bóng, vừa thổi còi," đại biểu nêu rõ.
Đồng tình với dự thảo Luật quy định, Nhà nước quyết định giá đất (Điều 18), tuy nhiên, đại biểu Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) đề nghị Ban soạn thảo làm rõ khái niệm “giá trị trường” và “giá thị trường” được xác định như thế nào.
Theo đại biểu, đã là giá thị trường thì phải để thị trường quyết định chứ không phải giá đất do Nhà nước công bố hàng năm là giá thị trường. Để đảm bao công khai, minh bạch trong định giá đất trong quá trình đấu giá, đại diện người dân phải được tham gia giám sát hoạt động đấu giá, điều này sẽ giảm bớt tình trạng khiếu nại, tố cáo liên quan đến giá đất và đền bù giải phóng mặt bằng.
Đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần xem xét vấn đề này cụ thể, khi thu hồi đất cần công khai minh bạch, giá cả cần thỏa thuận chứ không thể như hiện nay do chính quyền quyết định, họp dân chỉ là thông qua. Đại biểu cũng kiến nghị Nhà nước cần thành lập cơ quan thẩm định giá đất độc lập.
Phân tích về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) cho rằng việc xác định giá đất đang là vấn đề quan tâm lớn của đông đảo cử tri, quy định nguyên tắc xác định giá đất như điểm c, d Khoản 1 Điều 112 chưa rõ ràng cụ thể. Thế nào là giá đất phù hợp với thị trường là câu hỏi khó của các cơ quan Nhà nước trong việc xác định giá, đảm bảo quyền lợi cho người có đất bị thu hồi.
Đại biểu đề nghị dự thảo Luật thể hiện rõ vai trò của các tổ chức tư vấn, định giá đất; đồng thời Nhà nước có cơ quan theo dõi diễn biến thị trường, công bố giá đất định kỳ làm cơ sở tham chiếu trong xác định giá đất.
Theo chương trình, dự kiến ngày 29-11, các đại biểu Quốc hội sẽ thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) - một trong hai dự án Luật quan trọng nhất, được đặc biệt quan tâm tại kỳ họp lần này./.
Cần khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước  (06/11/2013)
Hội nghị toàn quốc công tác văn phòng Tỉnh ủy, Thành ủy  (06/11/2013)
Sức mạnh làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười  (06/11/2013)
Hội nghị Giơ-ne-vơ 2 về Xy-ri bị trì hoãn  (06/11/2013)
Việt Nam dự kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 37  (06/11/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên