Việt Nam dự kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 37
21:17, ngày 06-11-2013
Kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khai mạc ngày 5-11-2013, tại trụ sở UNESCO tại Paris, Pháp, với sự tham gia của đại diện 195 nước thành viên, 8 nước thành viên liên kết, các nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ.
Đây là kỳ họp diễn ra hai năm một lần nhằm xác định các phương hướng phát triển cho tổ chức trong trong thời gian tới.
Tại kỳ họp kéo dài đến ngày 20-11, Đại hội đồng sẽ thông qua hai văn bản quan trọng là Chiến lược hành động của UNESCO cho chương trình trung hạn 8 năm (2014 - 2021) và các chương trình ngân sách đi kèm cho giai đoạn 4 năm (2014 - 2017).
Theo chương trình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban UNESCO Việt Nam, sẽ có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng vào ngày 8-11.
Theo Đại sứ Việt Nam bên cạnh UNESCO Dương Văn Quảng, tại kỳ họp này, Đại hội đồng cũng sẽ tập trung thảo luận về việc thúc đẩy các nỗ lực nhằm hoàn thành vào năm 2015 các mục tiêu bao trùm được đề ra tại Hội nghị Dakar về chương trình Giáo dục cho tất cả mọi người.
Đại sứ Dương Văn Quảng nói: "Giáo dục chính là chìa khóa thành công trong việc làm thay đổi thế giới cũng như vượt qua thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Vì vậy, rất nhiều nước bày tỏ sự quan tâm đến vai trò của UNESCO trong việc nâng cao vai trò của giáo dục, nhất là vấn đề tiếp tục chính sách giáo dục cho tất cả mọi người sau năm 2015."
Ngoài ra, Đại hội đồng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm bảo đảm phát triển giáo dục bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa.
Về cơ cấu tổ chức, Đại hội đồng sẽ tiến hành thông qua chức danh Tổng giám đốc UNESCO trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng chấp hành. Tại phiên họp Hội đồng chấp hành diễn ra từ ngày 24-9 đến ngày 11-10 vừa qua tại Paris, bà Bokova, đương kim Tổng Giám đốc UNESCO đã tái đắc cử nhiệm kỳ 2013 - 2017.
Bà được đánh giá là nhà lãnh đạo năng động, được tín nhiệm, luôn lắng nghe ý kiến các nước thành viên, có khả năng tập hợp các nước nhằm tiếp tục tiến hành các cải cách sâu rộng, phát huy hơn nữa vai trò của UNESCO trong thời gian tới.
Ngoài ra, Đại hội đồng cũng sẽ bầu các thành viên của các ủy ban chuyên môn, đặc biệt là các Ủy ban Giáo dục, Văn hóa, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Truyền thông và Thông tin; bầu mới một nửa số các nước thành viên Hội đồng chấp hành và bầu Chủ tịch Hội đồng chấp hành.
Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng UNESCO sẽ diễn ra Hội nghị toàn thể lần thứ 19 của Công ước Di sản văn hóa và thiên nhiên để xem xét lại nội quy công ước và bầu bổ sung 12 thành viên của Ủy ban liên chính phủ về di sản. Đây là cuộc bầu cử quan trọng do Việt Nam là một trong 25 nước ứng cử để được bầu là thành viên của Ủy ban, và Việt Nam là nước có nhiều di sản văn hóa vật thể và thiên nhiên.
Trong bối cảnh khó khăn về tài chính do một số nước, đặc biệt là Mỹ đã ngừng đóng tiền niên liễm sau khi UNESCO bỏ phiếu thông qua tư cách thành viên cho Palestine cách đây hai năm, tổ chức này đang gấp rút tiến hành một số cải cách nhằm tìm ra các giải pháp vượt qua khủng hoảng như lập quỹ đặc biệt kêu gọi các nước thành viên hỗ trợ tài chính thêm cho tổ chức ngoài phần đóng góp thông thường; kêu gọi các nước thành viên sớm đóng tiền niên liễm các năm 2013 - 2014 ; tiết kiệm các chi phí hành chính; kêu gọi các nước thành viên tự nguyện đảm đương các hoạt động của UNESCO tại nước mình.
Hưởng ứng lời kêu gọi của UNESCO, với tư cách là thành viên tích cực đồng thời thể hiện tình cảm, sự quyết tâm ủng hộ của mình đối với UNESCO, Việt Nam đã tổ chức vào tháng 6-2012 tại Thanh Hóa Hội nghị tham vấn khu vực các quốc gia thành viên và các ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương để chuẩn bị cho Đại hội đồng lần thứ 37. Với 80 đại biểu đến từ 34 Ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tham dự hội nghị.
Cũng trong khuôn khổ của kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng, Diễn đàn các nhà lãnh đạo và Diễn đàn thanh niên là những diễn đàn đối thoại cho phép lãnh đạo các nước đóng góp các ý tưởng về định hướng phát triển cho tổ chức UNESCO, đảm bảo bình đẳng giới, đáp ứng nhu cầu của thanh niên, xây dựng một nền văn hóa hòa bình và phát triển bền vững./.
Tại kỳ họp kéo dài đến ngày 20-11, Đại hội đồng sẽ thông qua hai văn bản quan trọng là Chiến lược hành động của UNESCO cho chương trình trung hạn 8 năm (2014 - 2021) và các chương trình ngân sách đi kèm cho giai đoạn 4 năm (2014 - 2017).
Theo chương trình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban UNESCO Việt Nam, sẽ có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng vào ngày 8-11.
Theo Đại sứ Việt Nam bên cạnh UNESCO Dương Văn Quảng, tại kỳ họp này, Đại hội đồng cũng sẽ tập trung thảo luận về việc thúc đẩy các nỗ lực nhằm hoàn thành vào năm 2015 các mục tiêu bao trùm được đề ra tại Hội nghị Dakar về chương trình Giáo dục cho tất cả mọi người.
Đại sứ Dương Văn Quảng nói: "Giáo dục chính là chìa khóa thành công trong việc làm thay đổi thế giới cũng như vượt qua thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Vì vậy, rất nhiều nước bày tỏ sự quan tâm đến vai trò của UNESCO trong việc nâng cao vai trò của giáo dục, nhất là vấn đề tiếp tục chính sách giáo dục cho tất cả mọi người sau năm 2015."
Ngoài ra, Đại hội đồng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm bảo đảm phát triển giáo dục bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa.
Về cơ cấu tổ chức, Đại hội đồng sẽ tiến hành thông qua chức danh Tổng giám đốc UNESCO trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng chấp hành. Tại phiên họp Hội đồng chấp hành diễn ra từ ngày 24-9 đến ngày 11-10 vừa qua tại Paris, bà Bokova, đương kim Tổng Giám đốc UNESCO đã tái đắc cử nhiệm kỳ 2013 - 2017.
Bà được đánh giá là nhà lãnh đạo năng động, được tín nhiệm, luôn lắng nghe ý kiến các nước thành viên, có khả năng tập hợp các nước nhằm tiếp tục tiến hành các cải cách sâu rộng, phát huy hơn nữa vai trò của UNESCO trong thời gian tới.
Ngoài ra, Đại hội đồng cũng sẽ bầu các thành viên của các ủy ban chuyên môn, đặc biệt là các Ủy ban Giáo dục, Văn hóa, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Truyền thông và Thông tin; bầu mới một nửa số các nước thành viên Hội đồng chấp hành và bầu Chủ tịch Hội đồng chấp hành.
Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng UNESCO sẽ diễn ra Hội nghị toàn thể lần thứ 19 của Công ước Di sản văn hóa và thiên nhiên để xem xét lại nội quy công ước và bầu bổ sung 12 thành viên của Ủy ban liên chính phủ về di sản. Đây là cuộc bầu cử quan trọng do Việt Nam là một trong 25 nước ứng cử để được bầu là thành viên của Ủy ban, và Việt Nam là nước có nhiều di sản văn hóa vật thể và thiên nhiên.
Trong bối cảnh khó khăn về tài chính do một số nước, đặc biệt là Mỹ đã ngừng đóng tiền niên liễm sau khi UNESCO bỏ phiếu thông qua tư cách thành viên cho Palestine cách đây hai năm, tổ chức này đang gấp rút tiến hành một số cải cách nhằm tìm ra các giải pháp vượt qua khủng hoảng như lập quỹ đặc biệt kêu gọi các nước thành viên hỗ trợ tài chính thêm cho tổ chức ngoài phần đóng góp thông thường; kêu gọi các nước thành viên sớm đóng tiền niên liễm các năm 2013 - 2014 ; tiết kiệm các chi phí hành chính; kêu gọi các nước thành viên tự nguyện đảm đương các hoạt động của UNESCO tại nước mình.
Hưởng ứng lời kêu gọi của UNESCO, với tư cách là thành viên tích cực đồng thời thể hiện tình cảm, sự quyết tâm ủng hộ của mình đối với UNESCO, Việt Nam đã tổ chức vào tháng 6-2012 tại Thanh Hóa Hội nghị tham vấn khu vực các quốc gia thành viên và các ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương để chuẩn bị cho Đại hội đồng lần thứ 37. Với 80 đại biểu đến từ 34 Ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tham dự hội nghị.
Cũng trong khuôn khổ của kỳ họp lần thứ 37 của Đại hội đồng, Diễn đàn các nhà lãnh đạo và Diễn đàn thanh niên là những diễn đàn đối thoại cho phép lãnh đạo các nước đóng góp các ý tưởng về định hướng phát triển cho tổ chức UNESCO, đảm bảo bình đẳng giới, đáp ứng nhu cầu của thanh niên, xây dựng một nền văn hóa hòa bình và phát triển bền vững./.
Đại hội lần thứ III Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam  (06/11/2013)
Lễ trao tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng  (06/11/2013)
Lễ trao tặng huy hiệu 30 năm tuổi Đảng  (06/11/2013)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Ai Cập  (05/11/2013)
Công điện ứng phó áp thấp trên Biển Đông  (05/11/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên