V, U hay L?
TCCS ĐT - Đối với các nhà phân tích, có ba kịch bản khác nhau. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra theo hình chữ V, tức là một sự sụp đổ nhanh, nhưng tiếp sau đấy sẽ là một cuộc phục hồi nhanh tương tự. Thứ hai, cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra theo hình chữ U, tức là sụt nhanh rồi chờ một thời gian mới tăng trở lại. Thứ ba, kịch bản tồi tệ nhất là chữ L, tức là sụt nhanh rồi bị tê liệt trong một thời gian dài và chưa biết thời điểm khởi sắc.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đang trên đà xuống dốc.
Bộ mặt của kinh tế thế giới trong hơn một năm nay ngày càng thêm u ám. Sức tàn phá của “cơn bão” là dữ dội, trước hết, ở các nước phát triển và cả ở các nước đang phát triển. Nó gây nên sự đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng, làm ngừng trệ các hoạt động đầu tư và thương mại toàn cầu, thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng của nạn thất nghiệp và đưa đến sự suy thoái toàn diện về kinh tế, nghiêm trọng hơn cả là ở các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Nhật Bản, EU, …
Đánh giá cuộc khủng hoảng này, các nhà phân tích có những chỗ đứng và cách nhìn khác nhau. Điều dễ nhất trí là quy mô và mức độ tàn phá của nó lớn hơn bất cứ cuộc khủng hoảng nào từng xảy ra trong một thế kỷ qua, trừ cuộc đại suy thoái trong thập kỷ 30 của thế kỷ trước. Những gì đã diễn ra trong cuộc đại suy thoái lần trước nay đều được tái hiện lại, có điều nền kinh tế toàn cầu ngày nay đã lớn lên gấp nhiều lần nền kinh tế của gần một thế kỷ trước, cho nên tổn thất do nó gây ra cũng sẽ lớn hơn gấp nhiều lần.
Chỗ khác nhau là ở nhận định về hồi kết. Những người lạc quan dự báo cuộc khủng hoảng sẽ rơi đến đáy vào năm 2009 và có thể kéo dài đến đầu năm 2010. Những người ít lạc quan dự đoán nền kinh tế toàn cầu chỉ có thể phục hồi ít nhất là sau vài ba năm, thậm chí năm, bảy năm hay mười năm nữa. Vậy là đối với các nhà phân tích, có ba kịch bản khác nhau. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra theo hình chữ V, tức là một sự sụp đổ nhanh, nhưng tiếp sau đấy sẽ là một cuộc phục hồi nhanh tương tự. Thứ hai, cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra theo hình chữ U, tức là sụt nhanh rồi chờ một thời gian mới tăng trở lại. Thứ ba, kịch bản tồi tệ nhất là chữ L, tức là sụt nhanh rồi bị tê liệt trong một thời gian dài và chưa biết thời điểm khởi sắc.
Các nhà thư pháp, với bàn tay tài hoa của mình, có thể biến hoá các hình chữ V, chữ U hay chữ L theo trí tưởng tượng của họ. Nhưng các nhà hoạch định chính sách thì không thể làm như thế. Diễn biến cuộc khủng hoảng phụ thuộc vào các nhân tố khách quan đã sản sinh ra nó đồng thời cũng phụ thuộc vào tác động chủ quan của những giải pháp do các nhà nước và các giới hoạch định chính sách đề ra.
Theo ước định của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã ngốn mất 50 nghìn tỉ USD trên thế giới, trong số này, các nước châu Á, không kể Nhật Bản, đã mất trắng 10 nghìn tỉ. Các tổ chức tài chính - kinh tế hàng đầu thế giới như Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đều liên tục đưa ra những dự báo của mình, nhưng dự báo sau thường phủ định dự báo trước. IMF, hồi tháng 11-2008, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2009 sẽ là 2,2%, đến tháng 1-2009, rút xuống còn 0,5%, vào giữa tháng 3 vừa qua lại là từ -1,0% đến -0,5%. WB cũng không lạc quan hơn.
Thế giới đang tỏ ra hoài nghi về tính hiệu quả của các gói kích cầu. Người thì bảo các gói kích cầu mà các chính phủ đưa ra hiện nay là “quá nhỏ” và “quá chậm”, không đủ liều lượng để làm chuyển đổi tình hình. Ý kiến khác lại cho rằng vấn đề chủ yếu hiện nay là phải thiết lập cơ chế kinh tế và thương mại thế giới mới, cải tổ cơ cấu tài chính vốn bất hợp lý đã là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay.
Hội nghị cấp cao nhóm G20 họp vào tháng 4 sắp tới, chắc chắn sẽ phải đưa ra những kiến giải của mình. Điều đáng quan tâm là quan điểm về giải pháp giữa các nước chủ chốt vẫn còn khác nhau. Trong khi Mỹ, được Anh hậu thuẫn, muốn chính phủ các nước chi tiêu nhiều hơn nữa để đưa nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, thì phần lớn các nước EU, nhất là Đức và Pháp, lại từ chối đề nghị “bơm” thêm tiền để vực dậy các thị trường tài chính mà đòi điều chỉnh, sửa đổi các kế hoạch kích thích, giúp hệ thống tài chính thế giới minh bạch hơn và được điều tiết tốt hơn.
Phải chăng hãy còn quá sớm để trả lời câu hỏi cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới sẽ diễn ra theo hình chữ V, chữ U hay chữ L?
Nước Mỹ thu lợi từ khủng hoảng tài chính toàn cầu  (24/03/2009)
Sẵn sàng cho cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009  (24/03/2009)
Sẵn sàng cho cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009  (24/03/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên