Hỗ trợ lãi suất là giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay
TCCS ĐT - Việc hỗ trợ lãi suất là giải pháp phù hợp với điều kiện khó khăn hiện nay của nền kinh tế và được triển khai kịp thời, có tác động làm giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất - kinh doanh và việc làm cho người lao động, hỗ trợ cho các NHTM mở rộng tín dụng có hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 20-3-2009, theo điện báo nhanh của các ngân hàng thương mại (NHTM), dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến ngày 20-3-2009 là 157.782 tỉ đồng, chiếm 25,4% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ, trong đó: dư nợ cho vay phân theo nhóm ngân hàng: NIHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 119.608 tỉ đồng; nhóm NHTM cổ phần là 32.192 tỉ đồng; nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100%vốn nước ngoài là 5.982 tỉ đồng.
Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng vay vốn: Doanh nghiệp nhà nước 57.990 tỉ đồng, chiếm 36%, doanh nghiệp ngoài nhà nước (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài...) 94.615 tỉ đồng, chiếm 60%; hợp tác xã 291 tỉ đồng, hộ gia đình, cá nhân 4.386 tỉ đồng.
Nếu phân theo vùng kinh tế: dư nợ cho vay đồng bằng sông Hồng chiếm 19,7%; Đông bắc chiếm 5,4%; Tây bắc: 0,3%; Bắc trung bộ: 2%; duyên hải Nam Trung bộ: 9,5%; Tây Nguyên chiếm 2,2%; Đông Nam bộ chiếm 40,4%, đồng bằng sông Cửu Long 20,5%.
Việc hỗ trợ lãi suất là giải pháp phù hợp với điều kiện khó khăn hiện nay của nền kinh tế và được triển khai kịp thời, có tác động làm giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất - kinh doanh và việc làm cho người lao động, hỗ trợ cho các NHTM mở rộng tín dụng có hiệu quả.
Khách hàng vay được hỗ trợ lãi suất 4%/năm đã giảm đáng kể chi phí vay vốn và giá thành sản phẩm, có điều kiện để duy trì sản xuất - kinh doanh và việc làm cho người lao động, điều này thể hiện thực tế ở các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, kinh doanh vật tư tổng hợp, dược phẩm ở tỉnh Phú Yên, sản xuất đường ở Khánh Hoà, các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, các hộ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản, trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Hồng.
Việc Chính phủ, NHNN và các địa phương ban hành và triển khai kịp thời, đồng bộ, quyết liệt cơ chế hỗ trợ lãi suất ngay trong những tháng đầu năm; cùng với các gói kích cầu khác và kịp thời xử lý các vấn đề về cơ chế phát sinh, đã củng cố lòng tin của các thành phần kinh tế đối với chính sách, giải pháp kích cầu của Chính phủ, tích cực khắc phục khó khăn để duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh. Cơ chế hỗ trợ lãi suất nhận được sự đồng tình, ủng hộ và phối hợp triển khai đồng bộ và có hiệu quả của các cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Trong gần 3 tháng triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất, cho đến nay, các cơ quan chức năng, dư luận xã hội và NHTM chưa phát hiện các trường hợp tiêu cực cụ thể về lợi dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất.
Trong thời gian tới, NHNN phối hợp với các bộ, ngành, cấp uỷ chínhquyền địa phương và các NHTM tiến hành đánh giá kết quả và những tác động củacơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở các lĩnh vực ngành,nghề để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh; tăng cường kiểm tra, giám sát. việcthực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất của các NHTM và khách hàng vay để cơ chế nàythực hiện đúng quy định của pháp luật.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh trong buổi họp báo sáng 24-3, mục đích của hỗ trợ lãi suất là để giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm. Đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, có phương án kinh doanh hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các NHTM cơ cấu lại nợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện một cách bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, chứ không tập trung cho các doanh nghiệp nhà nước (hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 36%). Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng nói rõ thêm, việc hỗ trợ lãi suất là hỗ trợ cho doanh nghiệp, và doanh nghiệp thực sự được thụ hưởng sự hỗ trợ này, chứ không phải các NHTM./.
Nước Mỹ thu lợi từ khủng hoảng tài chính toàn cầu  (24/03/2009)
Sẵn sàng cho cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009  (24/03/2009)
Sẵn sàng cho cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009  (24/03/2009)
Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng trong lĩnh vực công tác đối ngoại  (24/03/2009)
Một số suy nghĩ về gói kích cầu để ngăn chặn suy giảm kinh tế ở nước ta  (24/03/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay