Hiện thực hóa Chiến lược hợp tác công nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Dự kiến đến cuối năm nay, Dự thảo Kế hoạch hành động sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Đây là cơ sở quan trọng để các cơ quan liên quan, doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam và Nhật Bản triển khai hợp tác, phát triển mạnh mẽ hơn nữa 6 ngành được lãnh đạo hai nước thống nhất lựa chọn ưu tiên: Điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô và đóng tàu.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến nay, các tổ công tác của Việt Nam và Nhật Bản đã tiến hành xây dựng đề cương chuyên ngành; tham vấn và lấy ý kiến của các doanh nghiệp hai bên.
Các cơ quan soạn thảo đã tiến hành phân tích từng nhóm ngành về thực trạng, xu thế đầu tư và xu thế thị trường Việt Nam cũng như xuất khẩu. Từ đó đề ra tầm nhìn, mục tiêu chiến lược đến năm 2020 của từng ngành cùng các nhóm biện pháp cần và đủ để bảo đảm mục tiêu đó (bao gồm thuế, tín dụng, thủ tục, cơ chế quản lý đầu tư, phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nhân lực) cũng như định hướng thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới.
Mục tiêu chung trong kế hoạch hợp tác Chiến lược công nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản đều hướng tới việc đổi mới mạnh mẽ công nghệ, tăng năng suất lao động và tạo dựng năng lực cạnh tranh quốc tế, phát triển những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, đạt tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Tại cuộc họp, các bộ, ngành nước ta và cơ quan phía Nhật Bản tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể, bảo đảm việc ưu tiên trong áp dụng công nghệ cao, hợp lý với điều kiện kinh tế của Việt Nam; các biện pháp giúp giá trị sản xuất các ngành ưu tiên tăng tối thiểu 20% hằng năm và đóng góp tối thiểu 35% vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cơ bản thống nhất với Dự thảo Kế hoạch hành động và đề nghị các cơ quan soạn thảo tiếp tục hoàn thiện để cuối năm nay có thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, sớm đưa các thỏa thuận hợp tác cấp cao vào cuộc sống.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý vấn đề tham vấn ý kiến các doanh nghiệp, hiệp hội và nhà đầu tư để việc triển khai các mục tiêu được khả thi, hiệu quả, đồng thời, cho ý kiến về một số kiến nghị về việc bổ sung, điều chỉnh một số loại dự án; giao nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ, ngành nhằm hoàn thiện Dự thảo Chương trình hành động./.
Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Nga về vấn đề Xy-ri  (12/09/2013)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tiếp Đại sứ Nhật Bản  (12/09/2013)
Việt Nam tích cực thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ  (12/09/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay