Chủ tịch Quốc hội dự hội nghị khoa học - công nghệ về tam nông
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự và chủ trì Hội nghị. Cùng dự, có một số thành viên của Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành, Viện nghiên cứu và hơn 150 nhà khoa học đầu ngành, các nhà quản lý, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Trong 5 năm qua, khoa học và công nghệ đã có những đóng góp lớn cho phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở nước ta. Công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong tạo giống, đổi mới quy trình canh tác, chế biến sau thu hoạch đã đưa năng suất, hiệu quả canh tác lên cao; nông nghiệp chiếm tỷ trọng 22% GDP, và chiếm trên 1/5 kim ngạch xuất khẩu (trên 27 tỷ USD năm 2012), trong đó có một số mặt hàng giữ vị trí đứng đầu thế giới về số lượng như gạo, cà phê, tiêu, điều... Đời sống, thu nhập người nông dân có bước chuyển biến đáng kể; hạ tầng nông thôn được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại như kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ chậm được ứng dụng vào thực tế; quy mô ứng dụng nhỏ lẻ, không tạo được chuyển biến lớn trong sản xuất nông nghiệp; Giá trị sản phẩm nông nghiệp còn thấp; Lao động nông nghiệp thu nhập còn thấp so với các ngành nghề lao động khác.
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, mục đích của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, hiện đại, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. Vì vậy, khoa học, công nghệ có vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển nông nghiệp nước nhà. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự đóng góp của khoa học và công nghệ trong phát triển của ngành nông nghiệp nước ta, đồng thời chỉ rõ trong giai đoạn hiện nay và tương lai, ngành nông nghiệp sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị: “Khoa học công nghệ lúc này có một yếu tố quan trọng, quyết định sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà. Tôi mong rằng các nhà khoa học tiếp tục đánh giá để thấy những việc cần làm tốt hơn để thúc đẩy nông nghiệp nước ta trong giai đoạn mới. 5 năm lại đây, nông nghiệp đã cứu cách cho khó khăn nền kinh tế nhưng tốc độ đã chậm lại. Cạnh tranh thị trường thế giới lớn, cơ hội lớn, thách thức nhiều… đòi hỏi chúng ta phải thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo khoa học công nghệ cho nông nghiệp, nông dân và khu vực nông thôn”.
Tại Hội nghị, nhiều tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học tập trung làm rõ về các vấn đề phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn như: Nâng cao hiệu quả nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt hiệu quả; kết quả chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn; ứng dụng khoa học - công nghệ trong phát triển thủy sản, lâm sản, chăn nuôi.
Cũng trong sáng 3-9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã thăm 18 gian hàng giới thiệu sản phẩm nghiên cứu của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam./.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 40 năm và định hướng tương lai  (03/09/2013)
Tạp chí Cộng sản và Bộ tư Lệnh Bộ đội Biên phòng làm việc, thăm, tặng quà đồng bào biên giới tỉnh Lai Châu  (03/09/2013)
Loài người đẩy khí hậu trái đất tới bờ vực nguy hiểm  (03/09/2013)
Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đợt 2 năm 2013  (03/09/2013)
Thủ tướng Ti-mo Lét-xtê bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam  (03/09/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên