Hội người Việt tại Bangkok vừa chính thức ra mắt
Hội người Việt tại Bangkok bắt đầu hình thành từ cuối năm 2010 với sự tham gia của 7 nhóm người Việt từ nhiều tỉnh thành về sinh sống tại thủ đô. Đó là nhóm Việt kiều Mukdahan, Nakhon Phanom, Noong Khai, Udon Thani, Sakon Nakhon, Sam Sen và Samut Prakan.
Trong ba năm hoạt động tạm thời, Hội thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động như gặp mặt, giao lưu cộng đồng nhân các ngày lễ lớn của Việt Nam như Tết Nguyên đán, ngày sinh nhật Bác Hồ (19-5) hay ngày Quốc khánh (2-9) hàng năm.
Hội cũng tích cực tham gia các hoạt động của Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan, tham gia công tác chuẩn bị đón tiếp các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sang thăm Thái Lan, đặc biệt là chuyến thăm gần đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các hoạt động này không những góp phần phát huy tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau mà còn tạo dựng sự lòng tin cho cộng đồng người Việt sinh sống tại Bangkok để cùng nhau gìn giữ phong tục, tập quán và truyền thống cho con cháu Việt kiều mai sau.
Chủ tịch Hội người Việt tại Bangkok Nguyễn Ngọc Anh cho biết mặc dù Hội được hình thành từ lâu, nhưng ngày 27-2-2013 mới được chính quyền Thái Lan chính thức công nhận và cấp giấy phép hoạt động. Từ cơ sở pháp lý này, Hội mới chính thức ra mắt.
Hội sẽ trở thành trung tâm liên kết, hợp tác, khuyến khích giao lưu và gắn kết các hoạt động trong cộng đồng người Việt ở Bangkok nói riêng và trên toàn Thái Lan nói chung để thực hiện mục tiêu duy trì truyền thống văn hóa, thúc đẩy hợp tác giao lưu, tăng cường hiểu biết, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan.
Hồi đầu năm 2013, nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, trụ sở của Tổng hội người Việt Nam toàn Thái Lan cũng đã được khai trương tại tỉnh Sakon Nakhon, vùng Đông Bắc Thái Lan, nhằm đóng vai trò làm cầu nối, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, văn hóa, giáo dục và du lịch.
Cộng đồng người Việt tại Thái Lan đang ngày càng phát triển và hội nhập, đoàn kết với người dân sở tại. Những năm qua, người Việt luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của chính phủ của cả Việt Nam và Thái Lan. Từ đây, bà con Việt kiều đã có những đóng góp lớn hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội tại Thái Lan, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và hướng về quê hương.
Tại Bangkok, cộng đồng người Việt hiện có khoảng trên 5.000 người, chủ yếu làm nghề kinh doanh. Một số tập trung tại Sam Sen là những người Việt đến Thái Lan từ rất sớm, gần 100 năm nay và hiện đã sang thế hệ thứ ba, thứ tư.
Bà con hiện vẫn giữ được những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống và một số món ăn đặc trưng của người Việt như giò, chả, bánh trưng, dưa góp trong các mâm cỗ ngày Tết. Hội người Việt tại Bangkok từ khi hoạt động đã rất chú trọng tới việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Hội đã vận động mọi người chung tay góp sức mở lớp học tiếng Việt cho cộng đồng và cho tới nay, phần lớn bà con đã có thể giao tiếp được bằng tiếng Việt. Hội cũng đã có nhiều hoạt động quyên góp ủng hộ đồng bào trong nước gặp thiên tai, bão lụt hay góp phần giúp các nạn nhân chất độc da cam./.
Lệnh giới nghiêm tại Ai Cập tiếp tục được rút ngắn  (01/09/2013)
Tăng cường hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Timor Leste  (01/09/2013)
Phải mất ba tuần để đưa ra kết quả điều tra ở Syria  (01/09/2013)
Liên hợp quốc bác tin tạo điều kiện cho Mỹ tấn công Syria  (01/09/2013)
Tổng thống Mỹ xin phép Quốc hội cho tấn công Syria  (01/09/2013)
Hội chợ triển lãm ASEAN - Trung Quốc lần thứ 10 tại Nam Ninh  (01/09/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên