Tiếp tục phát huy các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ADMM+ với vai trò trung tâm của ASEAN
Tham dự Hội nghị có 18 đoàn đại biểu đến từ 18 quốc gia, gồm 10 nước thành viên ASEAN và 8 nước đối tác với ASEAN là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand.
Trong lời phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Năng lượng - Ngài Pehin Datu Singamanteri Dato Seri Paduka Haji Mohammad Yasmin, chủ tọa Hội nghị khẳng định: ADMM+ có một dấu ấn lịch sử trong cấu trúc an ninh khu vực. Thông qua 5 nhóm công tác chuyên gia của ADMM+, nhiều hoạt động thực tế nhằm phối hợp hành động trong khuôn khổ ADMM+ đã được thực hiện. Những hoạt động phối hợp đó đã tăng cường sự tin cậy giữa các nước thành viên ASEAN cũng như giữa các nước ASEAN với các nước đối tác của ASEAN.
Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ hai |
Về tình hình biển Đông, báo cáo của Phó tổng thư ký ASEAN đánh giá cao việc giải quyết những tranh chấp thông qua đối thoại, thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC. Báo cáo cũng đề cập những bước phát triển hoạt động trong khuôn khổ ADMM+, đặc biệt là cuộc diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa kết hợp với quân y (ADMM+HARD/MM) thành công tại Brunei trong tháng 6 vừa qua.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhận định, bối cảnh nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng, nhiều nước tăng trưởng âm; trong khi đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều nền kinh tế mới nổi, nhiều quốc gia giữ được tốc độ tăng trưởng cao, thu hút sự chú ý và quan tâm đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.
Về mặt an ninh, chính trị, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn giữ được hòa bình, ổn định, các nước tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đánh giá, trong khu vực vẫn còn tồn tại nhiều lợi ích của các nước khác nhau, nhiều mâu thuẫn trên biển, trên đất liền, các nguy cơ an ninh phi truyền thống như: Buôn lậu ma túy, an ninh mạng…
Về vấn đề tranh chấp trên biển Đông, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bày tỏ quan điểm, các nước cần giải quyết hòa bình, thông qua đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố cấp cao nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác giữa ASEAN và Trung Quốc, sớm tiến tới việc ký kết COC, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, cần phải tiếp tục phát huy các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ADMM+ với vai trò trung tâm của ASEAN như đã thể hiện trong cuộc diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa kết hợp với quân y (ADMM+HARD/MM) tại Brunei tháng 6 vừa qua.
Việt Nam đề nghị tăng cường hợp tác hải quân trong khu vực thông qua các hoạt động tuần tra chung, giao lưu, thiết lập đường dây nóng giữa hải quân cũng như lãnh đạo quốc phòng các nước. Việt Nam sẵn sàng ký cam kết về việc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trước - Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đề nghị, các nước trong khu vực tăng cường hợp tác cứu hộ người và phương tiện gặp nạn trên biển, tham gia chống cướp biển. Việt Nam sẵn sàng đón tiếp tàu bè các nước thành viên của ADMM+ thăm các cảng của Việt Nam; hoan nghênh các nước đã ủng hộ sáng kiến về “Hành động mìn nhân đạo” của Việt Nam; đề nghị các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ, tham gia hỗ trợ trong việc giải quyết những tồn đọng bom mìn còn lại ở Việt Nam sau chiến tranh.
Hiện nay, Việt Nam đang tổ chức lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, cần sự chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về vật chất cho hoạt động này của Việt Nam.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bày tỏ quan điểm của Việt Nam ủng hộ quá trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên thông qua cơ chế đàm phán 6 bên, xác lập môi trường hòa bình ổn định trong khu vực này.
Trong các bài phát biểu tại Hội nghị, nhiều nước đã bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp trên biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực hiện DOC, sớm tiến tới việc ký kết COC.
Nhiều Bộ trưởng đã ủng hộ sáng kiến Hành động mìn nhân đạo của Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết, Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ sáng kiến này và sẽ tổ chức một hội thảo về hành động mìn nhân đạo tại Trung Quốc vào năm tới. Quốc vụ khanh về quốc phòng Ấn Độ Jitendra Singh cho biết, Ấn Độ sẽ đồng chủ trì với Việt Nam triển khai thực hiện Sáng kiến hành động mìn nhân đạo khuôn khổ ADMM+ vào năm tới.
Kết thúc Hội nghị ADMM+ lần thứ hai đã diễn ra lễ bàn giao Chủ tịch ADMM từ Brunei cho Myanmar, nước sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2014.
Các Bộ trưởng Quốc phòng ADMM+ tiến hành ký Tuyên bố chung ADMM+ lần thứ hai |
Sau lễ ký Tuyên bố chung đã diễn ra buổi họp báo chung của các Bộ trưởng Quốc phòng, thông báo kết quả ADMM+ lần thứ hai.
Cũng trong chiều 29-8, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith. Bộ trưởng Stephen Smith bày tỏ sự vui mừng trước sáng kiến Hành động mìn nhân đạo của Việt Nam đã trở thành hiện thực; cho biết, Australia có kinh nghiệm về rà phá vật liệu nổ và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về lĩnh vực này.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bày tỏ sự hài lòng trước thực tế mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Australia đã phát triển rất tốt đẹp trong thời gian qua; đề nghị phía Australia, ngoài việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện sáng kiến Hành động mìn nhân đạo, tiếp tục tăng các học bổng đào tạo sĩ quan cho Quân đội nhân dân Việt Nam; xem xét việc cử các giảng viên tiếng Anh sang giảng dạy ở Việt Nam. Bộ trưởng Stephen Smith cam kết Australia sẽ ủng hộ những đề xuất này của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh.../.
Hà Nội thực hiện đa dạng hóa việc huy động các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới  (30/08/2013)
Hà Nội thực hiện đa dạng hóa việc huy động các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới  (30/08/2013)
Bảo đảm và tăng cường pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước  (30/08/2013)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (30/08/2013)
Tuyên bố chung Việt Nam - Seychelles  (29/08/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên