Bắc Phi lại chấn động
17:15, ngày 09-08-2013
TCCSĐT - Có thể tình cờ trùng hợp về thời điểm nhưng trong thực chất, những diễn biến mới đây nhất ở Bắc Phi chắc chắn có liên quan đến nhau khiến cả khu vực cùng chấn động. Tình hình chính trị xã hội ở Ai Cập, Tuy-ni-di và Li-bi không chỉ lại sôi động mà càng ngày càng thêm hỗn loạn và bạo lực, phân rẽ và đối kháng nội bộ. Chính quyền hiện tại ở các nước này chưa kiểm soát được tình hình và chưa có được định hướng chính sách rõ ràng để khắc phục.
Ở tất cả những nơi này giờ lại có biểu tình và tụ tập đông người như đã từng thấy ở thời kỳ đầu của cuộc chính biến với mục đích cả ủng hộ lẫn phản đối chính phủ. Mức độ quyết liệt cũng như quy mô của các cuộc biểu tình trên đường phố và tụ tập đông người ở các quảng trường lớn tại ba nước này có khác nhau. Nhưng chấn động lần này ở ba nơi đều có những điểm trùng hợp.
Ở cả ba nơi, chính phủ đều là mục tiêu của sự phản đối và chống đối. Ở Tuy-ni-di và Li-bi, chính phủ bị phê phán và phản đối vì đã quá trì trệ, thụ động trong việc ổn định tình hình, bảo đảm an ninh xã hội, phục hồi phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho người dân cũng như chưa chủ động và có chính sách thích hợp để hòa hợp dân tộc sau cơn chính biến. Ngay ở Tuy-ni-di, nơi được coi là yên ổn hơn cả trong ba nước này thì sự bất bình của người dân cũng đang gia tăng. Các tổ chức công đoàn đã lên tiếng đòi chính phủ từ chức. Sự phân rẽ ở Ai Cập trên chính trường và trong xã hội không chỉ đã sâu sắc hơn mà thậm chí còn đưa đến tình trạng hình thành phe phái đối kháng lẫn nhau giữa lực lượng Hồi giáo xung quanh Tổ chức Anh em Hồi giáo và những lực lượng chính trị khác.
Ở cả ba nước này đều đang có cuộc đối địch sống mái giữa lực lượng Hồi giáo và các lực lượng, tổ chức chính trị khác. Sự trỗi dậy mạnh mẽ và thắng thế trên chính trường của lực lượng Hồi giáo là một trong những kết quả nổi bật nhất của làn sóng chính biến. Giờ đây, chính lực lượng này đang phải đương đầu với liên minh của các lực lượng và tổ chức chính trị xã hội khác để không bị xoá sổ (ở Ai Cập) hoặc bị mất quyền (ở Tuy-ni-di và Li-bi). Bản chất cuộc đối đầu này không hẳn là ý thức hệ tôn giáo, mà đơn giản trước hết chỉ là sự tranh giành quyền lực nhà nước, tranh giành ảnh hưởng chính trị tại các nước đó cũng như ở khu vực và trong thế giới Hồi giáo.
Ở cả ba nước này đều thấy có chiều hướng bạo lực gia tăng trong việc tranh giành quyền lực và ảnh hưởng. Hành động ám sát ở Tuy-ni-di, đánh bom ở Li-bi và ẩu đả khiến nhiều người thiệt mạng ở Ai Cập là những biểu hiện điển hình nhất. Việc giới quân sự ở Ai Cập chính thức hiện diện trong chính phủ mới sau khi lật đổ Tổng thống dân cử Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohammed Morsi), công khai đối địch với lực lượng Anh em Hồi giáo và bạo lực vũ trang ở bán đảo Xi-ai (Sinai) gia tăng, đang đưa nước này đến bên nguy cơ nội chiến.
Diễn biến tình hình chính trị quyền lực, an ninh và ổn định xã hội ở cả ba quốc gia Bắc Phi này đã đẩy những đối tác bên ngoài trước đây từng hậu thuẫn và tán dương làn sóng chính biến lâm vào tình thế khó xử, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây khác. Họ hậu thuẫn những chính thể mới được hình thành từ chính biến, nhưng lại rất lo ngại về việc các lực lượng, tổ chức Hồi giáo trỗi dậy mạnh mẽ và thắng thế. Họ vừa công khai, vừa ngầm đứng sau phe đối địch với lực lượng Hồi giáo ở những nước này nhưng cũng phải trù tính đến phản ứng và sự trả đũa của những lực lượng Hồi giáo ấy. Cơn chấn động mới ở Bắc Phi đã làm lu mờ phần nào tính thời sự của một số vấn đề khác ở khu vực, trong đó có tình hình chính biến ở Xy-ri, tiến trình đàm phán hòa bình ở Trung Đông và thậm chí cả vấn đề hạt nhân của I-ran./.
Ở cả ba nơi, chính phủ đều là mục tiêu của sự phản đối và chống đối. Ở Tuy-ni-di và Li-bi, chính phủ bị phê phán và phản đối vì đã quá trì trệ, thụ động trong việc ổn định tình hình, bảo đảm an ninh xã hội, phục hồi phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho người dân cũng như chưa chủ động và có chính sách thích hợp để hòa hợp dân tộc sau cơn chính biến. Ngay ở Tuy-ni-di, nơi được coi là yên ổn hơn cả trong ba nước này thì sự bất bình của người dân cũng đang gia tăng. Các tổ chức công đoàn đã lên tiếng đòi chính phủ từ chức. Sự phân rẽ ở Ai Cập trên chính trường và trong xã hội không chỉ đã sâu sắc hơn mà thậm chí còn đưa đến tình trạng hình thành phe phái đối kháng lẫn nhau giữa lực lượng Hồi giáo xung quanh Tổ chức Anh em Hồi giáo và những lực lượng chính trị khác.
Ở cả ba nước này đều đang có cuộc đối địch sống mái giữa lực lượng Hồi giáo và các lực lượng, tổ chức chính trị khác. Sự trỗi dậy mạnh mẽ và thắng thế trên chính trường của lực lượng Hồi giáo là một trong những kết quả nổi bật nhất của làn sóng chính biến. Giờ đây, chính lực lượng này đang phải đương đầu với liên minh của các lực lượng và tổ chức chính trị xã hội khác để không bị xoá sổ (ở Ai Cập) hoặc bị mất quyền (ở Tuy-ni-di và Li-bi). Bản chất cuộc đối đầu này không hẳn là ý thức hệ tôn giáo, mà đơn giản trước hết chỉ là sự tranh giành quyền lực nhà nước, tranh giành ảnh hưởng chính trị tại các nước đó cũng như ở khu vực và trong thế giới Hồi giáo.
Ở cả ba nước này đều thấy có chiều hướng bạo lực gia tăng trong việc tranh giành quyền lực và ảnh hưởng. Hành động ám sát ở Tuy-ni-di, đánh bom ở Li-bi và ẩu đả khiến nhiều người thiệt mạng ở Ai Cập là những biểu hiện điển hình nhất. Việc giới quân sự ở Ai Cập chính thức hiện diện trong chính phủ mới sau khi lật đổ Tổng thống dân cử Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohammed Morsi), công khai đối địch với lực lượng Anh em Hồi giáo và bạo lực vũ trang ở bán đảo Xi-ai (Sinai) gia tăng, đang đưa nước này đến bên nguy cơ nội chiến.
Diễn biến tình hình chính trị quyền lực, an ninh và ổn định xã hội ở cả ba quốc gia Bắc Phi này đã đẩy những đối tác bên ngoài trước đây từng hậu thuẫn và tán dương làn sóng chính biến lâm vào tình thế khó xử, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây khác. Họ hậu thuẫn những chính thể mới được hình thành từ chính biến, nhưng lại rất lo ngại về việc các lực lượng, tổ chức Hồi giáo trỗi dậy mạnh mẽ và thắng thế. Họ vừa công khai, vừa ngầm đứng sau phe đối địch với lực lượng Hồi giáo ở những nước này nhưng cũng phải trù tính đến phản ứng và sự trả đũa của những lực lượng Hồi giáo ấy. Cơn chấn động mới ở Bắc Phi đã làm lu mờ phần nào tính thời sự của một số vấn đề khác ở khu vực, trong đó có tình hình chính biến ở Xy-ri, tiến trình đàm phán hòa bình ở Trung Đông và thậm chí cả vấn đề hạt nhân của I-ran./.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp Đoàn cán bộ cấp cao Các lực lượng vũ trang Cách mạng Cuba  (08/08/2013)
Trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Đại sứ Cuba  (08/08/2013)
Lễ thượng cờ ASEAN - biểu tượng khu vực đoàn kết và năng động  (08/08/2013)
Toàn quyền New Zealand kết thúc thăm Việt Nam  (08/08/2013)
Tổng kết hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (08/08/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên