Lễ thượng cờ ASEAN - biểu tượng khu vực đoàn kết và năng động
Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh, Đại diện Đại sứ các nước thành viên ASEAN tại Việt Nam...
Đúng 7 giờ 30 phút lá cờ ASEAN, với biểu tượng “Bó lúa vàng 10 nhánh” đã được kéo lên đỉnh cột cờ trên nền nhạc ASEAN ca.
Bắt đầu từ năm 2011, Lễ thượng cờ được tất cả các nước thành viên trong ASEAN đồng loạt tiến hành theo nghi thức trang trọng vào sáng ngày 8-8 hằng năm. Đây là một hoạt động có nghĩa nhằm tăng cường sự đoàn kết giữa các nước ASEAN, hướng tới hòa bình ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.
Lá cờ tượng trưng cho sự hòa bình, đoàn kết và năng động của ASEAN. Lễ thượng cờ còn biểu hiện sự cam kết của các nước ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 trên 3 trụ cột: Chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
Cùng với các quốc gia thành viên khác Việt Nam tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN trên tinh thần tôn vinh biểu tượng cao quý. Hoạt động này thể hiện quyết tâm của Việt Nam đóng góp vào nỗ lực của ASEAN xây dựng Cộng đồng chung vào năm 2015, từng bước tạo dựng ý thức Cộng đồng về ASEAN, giúp tăng cường quảng bá hình ảnh ASEAN ra cộng đồng quốc tế, đóng góp vào thành công chung của Hiệp hội.
Ngày 28-7-1995, tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam, Quốc kỳ Việt Nam đã tung bay cùng cờ của 6 thành viên ASEAN khác, mở ra một trang sử mới của khu vực: Việt Nam chính thức là thành viên thứ 7 của ASEAN.
Sự kiện này là một dấu son trên con đường hội nhập khu vực và thế giới, đưa nước ta tiến lên con đường phía trước trên con đường xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây cũng là nguyện vọng của những người sáng lập ra ASEAN và nhân dân trong khu vực về một Hiệp hội bao gồm 10 nước trong khu vực. Một ASEAN của Đông Nam Á, do Đông Nam Á, và vì Đông Nam Á, trong đó các quốc gia thành viên cùng nhau hợp tác vì hòa bình, ổn định, phát triển, phồn vinh, góp phần vào sự nghiệp hòa bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trong 18 năm qua, với tư cách là thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã góp phần tích cực vào tăng cường quan hệ song phương bằng quan hệ đa phương thâm hữu trong ASEAN, tham gia có hiệu quả vào quá trình liên kết kinh tế khu vực thông qua việc thực hiện AFTA, khu vực đầu tư ASEAN, tạo thuận lợi cho buôn bán trong khu vực, hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thông tin, giáo dục, phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm,… xây dựng được mối quan hệ láng giềng tốt, hợp tác và giúp đỡ nhau trên tinh thần tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp hiện nay, điều quan trọng nhất là Việt Nam cùng các nước nội khối ASEAN khẳng tích cực triển khai các biện pháp còn lại trong ba bộ biện pháp để tiến tới thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột, đó là: Chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, hướng tới một ASEAN phát triển và thịnh vượng./.
Toàn quyền New Zealand kết thúc thăm Việt Nam  (08/08/2013)
Tổng kết hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (08/08/2013)
Công bố điểm sàn kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2013  (08/08/2013)
Cải cách cơ chế quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô  (08/08/2013)
Các địa phương khắc phục hậu quả bão số 6  (08/08/2013)
Tiếp tục học tập, quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI  (08/08/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên