Tiến trình hòa bình Trung Đông được khai thông bế tắc
Sau những nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi trong suốt 5 tháng qua của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ngày 19-7, Ixraen và Palextin đã nhất trí sẽ gặp nhau trong thời gian sớm nhất tại Washington (Mỹ) để thảo luận các chi tiết cuối cùng về việc nối lại tiến trình đàm phán bị bế tắc từ năm 2008.
Trong cuộc họp báo tại Thủ đô Amman của Jordan, Ngoại trưởng John Kerry khẳng định các bên đã “đạt được thỏa thuận thiết lập cơ sở cho việc nối lại đàm phán trực tiếp giữa Ixraen và Palextin”. Ngoại trưởng J. Kerry nhấn mạnh đây là “bước tiến có ý nghĩa và đáng hoan nghênh đầu tiên” trong tiến trình này.
Người đứng đầu nhóm đàm phán hai bên - Bộ trưởng Tư pháp Ixraen Tzipi Livni và nhà đàm phán Palextin Saeb Erekat sẽ tới Washington vào tuần tới để tổ chức các cuộc đàm phán sơ bộ và thảo luận thêm các chi tiết về các cuộc thương lượng. Thông báo ngắn gọn của ông J. Kerry không cho biết cơ sở để tiến hành đàm phán hòa bình, cũng như không đề cập tới các vấn đề chủ chốt, như các đường biên giới năm 1967, việc công nhận Ixraen là một nhà nước Do thái, những yêu cầu của Palextin về việc ngừng xây dựng tại các khu định cư và trả tự do cho các tù nhân Palextin.
Để đạt được kết quả mang tính đột phá trên, Ngoại trưởng J. Kerry trong ngày 19-7 đã kéo dài chuyến công du Trung Đông lần thứ sáu để có hai cuộc gặp liên tiếp với trưởng đoàn đàm phán Palextin Saeb Erakat tại Amman và sau đó là cuộc gặp với Tổng thống Palextin Mahmud Abbas tại Bờ Tây.
Ngoại trưởng Mỹ không cho biết cơ sở dẫn tới thỏa thuận, song các nguồn tin tại Washington cho rằng sau nhiều cuộc gặp thuyết phục của ông J. Kerry, phía Palextin cuối cùng đã đồng ý từ bỏ điều kiện tiên quyết đòi trước hết phải có một sự bảo đảm rằng các cuộc đàm phán về các đường biên giới giữa Nhà nước Palextin và Ixraen phải dựa trên tuyến ngừng bắn từ năm 1949 đến cuộc chiến tranh năm 1967 khi Ixraen chiếm giữ Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem.
Tổng thống Mahmoud Abbas đã ra thông cáo cho biết các cuộc thương thuyết kéo dài đã mang lại kết quả, với việc “Palextin chấp nhận nối lại đàm phán”. Song, ông cho biết vẫn còn một số chi tiết cần phải thảo luận thêm và các quan chức Palextin và Ixraen có thể được mời sang Washington để gặp nhau trong những ngày tới.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Ixraen Tzipi Livni cho rằng “ba năm bế tắc ngoại giao sắp chấm dứt”. Theo bà T. Livni, các cuộc đàm phán sẽ diễn ra “phức tạp chứ không hề dễ dàng”, nhưng bà tin tưởng rằng “đây là điều đúng đắn cho tương lai, an ninh, kinh tế và các giá trị của Ixraen”. Thủ lĩnh đối lập Ixraen Shelly Yacimovich cũng hoan nghênh động thái này, cho rằng Ixraen phải làm mọi việc có thể để xây dựng một thỏa thuận thực sự.
Phản ứng trước việc đạt được thỏa thuận trên giữa Ixraen và Palextin, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 19-7 cho rằng các nhà lãnh đạo của Ixraen và Palextin cần thể hiện “lòng can đảm và trách nhiệm” để duy trì các cuộc đàm phán hòa bình mới được Mỹ nối lại. Ông Ban Ki-moon đồng thời khẳng định Liên hợp quốc sẽ ủng hộ mọi nỗ lực hướng tới cuộc đàm phán có ý nghĩa cũng như việc đạt được hòa bình toàn diện trong khu vực.
Cùng ngày, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton đã hoan nghênh thỏa thuận trên nguyên tắc về việc nối lại đàm phán Ixraen - Palextin, đồng thời ca ngợi “sự can đảm” từ cả hai bên. Tuyên bố của bà C. Ashton nêu rõ Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu và Tổng thống Palextin Mahmud Abbas đã thể hiện vai trò lãnh đạo của mình, cho thấy rõ quyết tâm hướng tới “các mục tiêu mà hai bên chia sẻ với bạn bè và các đồng minh trên khắp thế giới: hòa bình, an ninh và phẩm giá cho người dân của họ”./.
Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc thanh lọc sắc tộc  (20/07/2013)
Bộ Quốc phòng: Tổng kết 10 năm thực hiện quy chế khu vực biên giới biển  (20/07/2013)
Xây dựng thương hiệu - Giải pháp nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam  (20/07/2013)
Các địa phương lấy phiếu tín nhiệm chức danh do Hội đồng nhân dân bầu  (20/07/2013)
Quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI)  (19/07/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên