137 dự án kêu gọi đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chiều 18-7, tại thành phố Cần Thơ, đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long 2013 (MDEC Vĩnh Long 2013) và Ban Chỉ đạo Hội nghị Xúc tiến đầu tư - an sinh xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013.
Theo kế hoạch, Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được tổ chức tại tỉnh Vĩnh Long từ ngày 21-11 đến ngày 24-11-2013, với chủ đề: “Đồng bằng sông Cửu Long hướng đến nền kinh tế xanh”. Cùng thời điểm này sẽ diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư - an sinh xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, những hoạt động của MDEC Vĩnh Long 2013 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư - an sinh xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013, nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế, thế mạnh của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thông qua đó kêu gọi, thu hút đầu tư vào vùng, mở rộng tính liên kết không chỉ nội vùng với nhau, mà với cả nước, và các nhà đầu tư quốc tế.
Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết các ngân hàng đã cam kết hỗ trợ 499 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2013. Từ nguồn tài trợ này đã có 8 trường mẫu giáo và tiểu học, 2 tuyến đường giao thông nông thôn được khởi công, xây dựng với kinh phí hơn 100 tỷ đồng.
Cùng với đó, Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau là doanh nghiệp đầu tiên đã đăng ký tài trợ 15,4 tỷ đồng; UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ 10 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia hưởng ứng hoạt động này.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức MDEC Vĩnh Long 2013 và Hội nghị Hội nghị Xúc tiến đầu tư - an sinh xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013 tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo đúng chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Các địa phương chủ động làm việc với nhà đầu tư đã đăng ký để sớm đưa dự án vào triển khai, giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân trong nước đã đăng ký đầu tư, tài trợ an sinh xã hội, tài trợ cho sự kiện cần tiếp tục thực hiện tốt những nội dung đã đăng ký.
“Việc tổ chức các sự kiện phải đảm bảo yêu cầu chung là tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả. Muốn vậy phải hoàn thiện các chương trình, kế hoạch một cách chi tiết. Tiến hành rà soát các nội dung có nội dung trùng lặp, gần nhau có thể đưa vào tổ chức chung để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả”, Phó Thủ tướng yêu cầu./.
Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ năm 2013  (18/07/2013)
Giải trình trách nhiệm phát hiện, xử lý tham nhũng  (18/07/2013)
Tây Nam Bộ triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm  (18/07/2013)
Hơn 90% các vụ sát hại nhà báo trên thế giới bị bỏ qua  (18/07/2013)
Báo Lào viết về mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam  (18/07/2013)
Thêm nhiều tỉnh công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm  (18/07/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay