Thị trường tiền tệ Trung Quốc ổn định trở lại
Trong tháng qua, lĩnh vực tài chính Trung Quốc có thể được coi là đã trải qua một đợt “sóng gió”, thị trường liên ngân hàng xuất hiện tình trạng khan hiếm tiền mặt và lãi suất biến động mạnh.
Ngày 14-7-2013, người phụ trách Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) cho biết, từ hạ tuần tháng 6 đến nay, cùng với việc PBoC tích cực áp dụng một loạt các biện pháp để ổn định lãi suất thị trường và từng bước loại bỏ những nhân tố mang tính thời điểm và tâm lý, thị trường tiền tệ đã trở lại vận hành bình thường và ổn định.
Theo người phụ trách trên, trong tháng 6, lãi suất trên thị trường tiền tệ Trung Quốc biến động, lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất tái cấp vốn (repo) kỳ hạn 30 ngày có lúc tăng lên lần lượt là 6,58% và 6,82%. Sự biến động ngắn hạn này có nhiều nguyên nhân: do ảnh hưởng của sự biến động thị trường ngoại hối bởi kỳ vọng Mỹ rút chương trình nới lỏng định lượng (QE), ảnh hưởng của những nhân tố mang tính thời điểm như chi tiền cho các ngày nghỉ lễ, nộp thuế, kiểm soát rủi ro thanh khoản của các tổ chức tài chính, những nhân tố mang tính tâm lý do sự thay đổi kỳ vọng về thị trường và sự ra đời của các chính sách giám sát quản lý.
Quan chức này cho rằng sự biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ hồi tháng 6 chỉ là hiện tượng ngắn hạn, sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Về tổng thể, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Trung Quốc dồi dào. Sự thay đổi thích ứng của lãi suất thị trường tiền tệ có lợi cho việc phát huy tác dụng đòn bẩy giá cả, thúc đẩy các tổ chức tiền tệ kinh doanh thận trọng, ổn định, lành mạnh, làm cho các tổ chức tài chính hỗ trợ hữu hiệu hơn nữa việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế và nâng cấp kinh tế.
Trước đó, ngày 13-7, PBoC đã công bố báo cáo số liệu thống kê tài chính 6 tháng đầu năm, trong đó cho biết đến cuối tháng 6, nguồn cung tiền M2 đã tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 1,8 điểm phần trăm so với cuối tháng 5.
Theo PBoC, trong giai đoạn sắp tới, ngân hàng này sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ ổn định, lành mạnh, tổng hợp vận dụng các công cụ chính sách tiền tệ, hoàn thiện khung chính sách vĩ mô thận trọng và điều tiết tốt tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng./.
Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka thăm Việt Nam  (14/07/2013)
Gần 40% thí sinh đăng ký dự thi vào cao đẳng là ảo  (14/07/2013)
Châu Phi - lục địa tiềm năng của thế giới  (14/07/2013)
Mỹ và Trung Quốc tăng cường quan hệ quân sự  (13/07/2013)
UNESCO cảnh báo tác động của chiến tranh đối với trẻ em  (13/07/2013)
Canada hỗ trợ đào tạo phi công thủy phi cơ Việt Nam  (13/07/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên