Nam Mỹ tăng cường hội nhập, đối phó khủng hoảng
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 45 Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đã kết thúc ngày 12-7 tại Thủ đô Montevideo của Uruguay sau khi ra thông cáo chung khẳng định trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục yếu ớt, khối này sẽ tăng cường phối hợp và áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của khủng hoảng kinh tế quốc tế, kích cầu nội địa, tạo việc làm và bảo vệ các nhóm người dễ bị tổn thương nhất.
Nổi lên trong số các quyết định được đưa ra tại Hội nghị là việc đưa vào hoạt động Hội đồng quản lý Quỹ bảo đảm cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Mercosur; việc khối này mở văn phòng thương mại chung ở các nước ngoài khu vực; và Mercosur sẽ đề xuất trở thành quan sát viên của Hệ thống hội nhập Trung Mỹ (SICA).
Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo Nam Mỹ đã bày tỏ sự “phẫn nộ” trước việc Pháp, Tây Ban Nha, Italia và Bồ Đào Nha rút phép bay qua không phận hoặc hạ cánh tiếp nhiên liệu đối với chuyên cơ của Tổng thống Bolivia Evo Morales, coi đây là một sự xúc phạm không chỉ đối với Bolivia mà còn đối với toàn bộ Mercosur, và yêu cầu các nước trên giải thích và xin lỗi.
Tuần trước, 4 quốc gia châu Âu trên đã rút phép chuyên cơ của Tổng thống E. Morales khi ông trên đường về nước sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt tại Nga, vì nghi ngờ trên máy bay có cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden, đang bị Washington truy lùng vì đã phanh phui thông tin “động trời” về các hoạt động gián điệp của Mỹ.
Các tổng thống Nam Mỹ đã thống nhất gọi đại sứ về nước để “trực tiếp báo cáo” vụ việc, đồng thời triệu đại sứ của Tây Ban Nha, Pháp, Italia và Bồ Đào Nha lên để giải thích về hành động mang tính thù địch, vi phạm quyền con người, quyền miễn trừ và gây nguy hiểm tới tính mạng của ông E. Morales.
Thông cáo chung của Hội nghị cũng lên án hoạt động gián điệp của Mỹ tại Mỹ Latinh, xâm phạm quyền con người, quyền riêng tư của công dân và vi phạm chủ quyền quốc gia của các nước tại khu vực này.Mặt khác, Hội nghị phản đối mọi ý định gây sức ép, cản trở hoặc hình sự hóa đối với các quyết định mang tính chủ quyền của các quốc gia trong việc cấp quy chế tị nạn cho ông E. Snowden.
Tổng thống Uruguay José Mujica đã trao chức Chủ tịch luân phiên Mercosur cho Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Đây là lần đầu tiên Venezuela đảm nhiệm chức vụ này sau khi được kết nạp làm thành viên chính thức năm ngoái. Tại Hội nghị, các tổng thống nhất trí cho rằng sự góp mặt của Venezuela sẽ góp phần tăng cường quá trình liên kết khu vực nhờ tiềm năng năng lượng, chính trị và con người của nước này.
Hội nghị thượng đỉnh lần này đánh dấu sự gia nhập Mercosur trong cương vị thành viên liên kết của Guyana và Suriname. Mercosur gồm Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay và Venezuela. Bolivia hiện trong quá trình gia nhập trong cương vị thành viên đầy đủ, còn Paraguay đang bị đình chỉ tư cách sau vụ đảo chính nghị viện lật đổ Tổng thống Fernando Lugo tháng 6 năm ngoái. Các tổng thống dự Hội nghị quyết định khôi phục tư cách thành viên chính thức của Paraguay kể từ ngày 15-8, ngày Tổng thống đắc cử Horacio Cartes nhậm chức./.
Hội đồng nhân dân các tỉnh bàn giải pháp phát triển kinh tế- xã hội những tháng cuối năm  (13/07/2013)
Thành phố Hồ Chí Minh tăng học phí từ năm học 2013 - 2014  (13/07/2013)
Tổng cục Chính trị sơ kết hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị  (13/07/2013)
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam biểu diễn tại Phủ Tổng thống Italia  (13/07/2013)
Phong trào thể dục thể thao phát triển sâu rộng tại Lào  (13/07/2013)
Hà Nội sẽ tuyển dụng gần 7.800 giáo viên các cấp  (13/07/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm