Việt Nam tham dự Đại hội thể thao sinh viên thế giới Universiade 2013 và Giải vô địch Vovinam thế giới lần thứ ba tại Pháp
TCCSĐT - Ngày 05-7, đoàn thể thao Việt Nam đã tham dự Đại hội thể thao sinh viên thế giới Universiade 2013 và Giải vô địch Vovinam thế giới lần thứ ba tại Pháp.
Chiều 05-7, tại Làng thể thao Universiad - 2013 ở thành phố Kazan, thủ phủ nước cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga, đã diễn ra Lễ thượng cờ Việt Nam trước sự chứng kiến của các quan chức Liên đoàn Thể thao sinh viên quốc tế và nước chủ nhà Liên bang Nga, đại diện các đoàn thể thao quốc tế và đoàn thể thao Việt Nam tham gia Đại hội thể thao thanh niên và sinh viên mùa hè thế giới Universiade Kazan 2013.
Đoàn thể thao Việt Nam, thành viên của Liên đoàn Thể thao quốc tế, do Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Trần Quang Quý dẫn đầu, gồm 30 người, trong đó có 14 vận động viên - sinh viên. Các vận động viên Việt Nam sẽ tham gia tranh tài ở 4 trên tổng số 27 môn thi đấu tại đại hội lần này là bóng bàn, cờ vua, thể dục dụng cụ và điền kinh.
Phát biểu sau Lễ thượng cờ, Tổng Thư ký Hội thể thao Đại học và Chuyên nghiệp, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiến sĩ Ngũ Duy Anh cho biết đoàn thể thao Việt Nam đến với Universiade Kazan 2013 với tinh thần thi đấu “vượt lên chính mình” để đạt được những thành tích cao nhất góp phần vào thành công chung của đại hội. Đây cũng là dịp để các vận động viên - sinh viên Việt Nam học hỏi, trao đổi kinh nghiệm rèn luyện thể thao, cọ xát nhằm nâng cao tinh thần và thành tích thi đấu, đồng thời là sân chơi bổ ích để các vận động viên - sinh viên Việt Nam tăng cường đoàn kết, giao lưu với bạn bè quốc tế.
Universiade Kazan 2013 diễn ra từ ngày 06 đến ngày 17-7, với sự tham gia tranh tài của hơn 13.000 vận động viên đến từ 170 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Nhật Bản và Anh là các đoàn có số lượng vận động viên tham gia đông đảo nhất với hơn 500 thành viên mỗi đoàn.
Đại hội thể thao thanh niên và sinh viên mùa hè thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Pháp vào năm 1973, diễn ra 2 năm 1 lần và được coi là sự kiện thể thao lớn nhất thế giới dành cho sinh viên và thanh niên. Đại hội cũng là nơi phát hiện nhân tài thể thao cho các giải đấu đẳng cấp và chuyên nghiệp hơn.
Cũng trong chiều tối ngày 05-7, tại Học viện Judo (Institut du Judo), Thủ đô Paris (Pháp), Giải c chính thức khai mạc, với sự tham dự của 232 võ sĩ đến từ 20 quốc gia thuộc Liên đoàn Vovinam trên thế giới (World vovinam Federation-WVVF) như Việt nam, Pháp, Italia, Iran, Bỉ, Rumania, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Senegal… Đây là sự kiện quan trọng nằm trong khuôn khổ hàng loạt hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Pháp và Năm giao lưu chéo giữa hai nước (2013 - 2014).
Tham dự Lễ khai mạc có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng; GS, TS. Nguyễn Danh Thái, Chủ tịch WVVF; Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Phạm Văn Tuấn; Võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Trưởng môn phái Vovinam Việt võ đạo; và Phó chủ tịch WVVF Francis Didier, Chủ tịch Liên đoàn võ thuật Pháp (FFKDA); TS. Võ Danh Hải, Tổng Thư ký WVVF; và Thiếu tướng Võ Văn Cổ, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7, Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Theo điều lệ của WVVF, Giải vô dịch thế giới về võ thuật được tổ chức 2 năm 1 lần. Từ năm 2008 đã có 2 giải vô địch được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2009 và 2011. Đây là lần thứ ba Giải vô địch Vovinam thế giới được tổ chức, nhưng là lần đầu tiên từ khi thành lập WVVF giải vô địch môn võ thuật được tổ chức ở nước ngoài, với sự tham gia của 20 đoàn vận động viên và huấn luyện viên đến từ 20 quốc gia trên thế giới - một minh chứng rõ nét cho sự phát triển của bộ môn thể thao này. Việt Nam và Pháp là hai nước có số lượng vận động viên tham gia đông nhất.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Dương Chí Dũng cho rằng đây là sự kiện “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng” vì là giải vô địch Vovinam thế giới đầu tiên được tổ chức ở ngoài Việt Nam, đánh dấu 75 năm hình thành và phát triển của môn Vovinam và 40 năm môn võ thuật này được “quốc tế hóa”. Vovinam -Việt võ đạo đã giúp các môn đồ phát triển trí tuệ và thể lực đồng thời rèn luyện “tâm hồn trong sáng, tinh thần quả cảm và lòng tin”.
Về phần mình, ông F. Didier bày tỏ vui mừng và tự hào khi Pháp là nhà tổ chức chính sự kiện thể thao này. Ông cho biết các môn võ Việt nam tồn tại ở Pháp từ nhiều thập kỷ qua, thu hút nhiều môn sinh nhất. Hiện nay, Pháp có khoảng 800 câu lạc bộ và khoảng 15.000 võ sinh. Nước Pháp có thể tự hào là “quốc gia đón tiếp” đối với các môn võ Việt nam, quốc gia đầu tiên tại châu Âu có các môn võ Việt nam du nhập.
Vovinam có mặt ở Pháp từ hơn 40 năm qua sau đó phát triển nhanh và rộng trên nhiều nước như Italia, Tây Ban Nha, một số nước châu Phi và Châu Âu. Hiện nay Vovinam có mặt tại 50 quốc gia trên toàn thế giới.
TS. Võ Danh Hải, Tổng thư ký WVVF cho biết Pháp xin đăng cai giải này từ năm 2011. Hội đồng kỹ thuật và thường trực Liên đoàn Vovinam đã cử nhiều chuyên gia từ Việt Nam sang hỗ trợ Pháp tập huấn các huấn luyện viên và trọng tài, lắp đặt hệ thống chấm điểm điện tử. Theo ông, Pháp có truyền thống tập luyện Vovinam lâu đời, có nhiều võ sư cao cấp và có nhiều kinh nghiệm vì đã từng tổ chức rất nhiều giải võ. Ông Võ Danh Hải tin tưởng giải lần sẽ thành công và gây được tiếng vang với bạn bè quốc tế, qua đó Việt Nam có quyền tự hào đã có một môn võ tiên phong và được tổ chức ở nước ngoài.
Đánh giá về khả năng chuyên môn của đoàn Việt Nam, ông Võ Danh Hải cho biết Đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự với một lực lượng mạnh gồm 29 vận động viên. Trước đây, Việt Nam gần như độc tôn về các nội dung, nhưng hiện nay nhiều nước có phong trào tập luyện mạnh môn thể thao này và có các thế mạnh ở nhiều nội dung khác nhau, chẳng hạn như nội dung “đối kháng” ở các nước Nga, Iran, Nga, Đức… vì vậy các vận động viên Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt thì mới có thể giành được huy chương vàng. Tuy vậy, bên cạnh việc giành huy chương, các huấn luyện và vận động viên còn có sứ mệnh giới thiệu cho bạn bè pháp, châu Âu và quốc tế thấy được đây là môn thể thao cao thượng và đẹp.
Giáo sư Nguyễn Danh Thái cho rằng giải đấu Vovinam lần này còn là sân chơi bổ ích và là “cầu nối quan trọng” của tình hữu nghị, giao lưu văn hóa và sự chia sẻ kinh nghiệm cho tất cả các đội tuyển của các quốc gia./.
Phiên đàm phán thứ tư EVFTA - Đề ra lộ trình cụ thể  (06/07/2013)
Hàn Quốc và Triều Tiên tiến hành đàm phán cấp chuyên viên về khu công nghiệp Kaesong  (06/07/2013)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp đoàn người có công tỉnh Quảng Trị  (05/07/2013)
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Bolivar Venezuela  (05/07/2013)
Họp báo công bố 5 Luật, 1 Nghị quyết của Quốc hội  (05/07/2013)
Văn phòng Chủ tịch nước công bố 4 luật, 1 pháp lệnh  (05/07/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay