Lấy ý kiến về các vấn đề của giáo dục phổ thông
Theo kết quả khảo sát của đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay quy mô giáo dục và mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông từng bước được củng cố và phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh cả nước. Tuy vậy, công tác quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông còn chậm và chưa sát với thực tiễn; cơ cấu loại hình trường và mô hình tổ chức hoạt động của các cơ sở giáo dục phổ thông được đa dạng hóa nhưng các loại hình trường chưa có sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các vùng, miền.
Riêng về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đoàn giám sát đã có đánh giá khá cụ thể; trong đó đánh giá việc tổ chức biên soạn chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông vẫn chưa có cơ chế bảo đảm tính liên thông, thống nhất giữa các cấp học, môn học; việc chuẩn bị các điều kiện để triển khai đổi mới chương trình sách giáo khoa còn thiếu đồng bộ, thống nhất. Đặc biệt, hiện nay nội dung chương trình giáo dục phổ thông còn nặng, quá tải, thiên về trang bị kiến thức mà chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng, nhất là kỹ năng sống và nhân cách học sinh; chương trình chưa thể hiện đầy đủ và rõ nét mức độ hiện đại, cập nhật cần thiết, tính tích hợp, phân hóa trong xây dựng còn yếu…
Từ kết quả giám sát này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về giáo dục phổ thông; Nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa thực hiện sau 2015; đưa dự án Luật Nhà giáo vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII nhằm thể chế hóa nội dung liên quan đến nhà giáo.
Đối với Chính phủ và các bộ, ngành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kiến nghị đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục; đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học; có cơ chế, chính sách thiết thực để phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đổi mới cơ bản cơ chế, chính sách đầu tư và tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội để phát triển giáo dục; đổi mới cơ chế, chính sách trong quản lý và phát triển các trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông công lập chất lượng cao, trường có yếu tố nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Tại hội nghị, đại diện ngành giáo dục các địa phương đều đánh giá cao kết quả giám sát của đoàn Giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời kiến nghị một số chính sách liên quan đến giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý giáo dục như về tăng đầu tư kinh phí; nghiên cứu các chương trình giáo dục của các nước có nền giáo dục phát triển để áp dụng các phương pháp dạy và học tiên tiến; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang Phạm Văn Khanh nhận định, công tác quản lý giáo dục phổ thông thời gian qua đã có những biểu hiện xa rời mục tiêu quản lý chất lượng giáo dục toàn diện. Để công tác quản lý giáo dục phát triển lành manh, đi vào thực chất chất lượng giáo dục toàn diện, ngành giáo dục cần tháo gỡ được ảnh hưởng của lối tư duy “học để thi” ra khỏi các hoạt động giáo dục phổ thông hiện nay.
Đối với giáo dục hướng nghiệp, trước thực trạng học nghề phổ thông của học sinh chủ yếu là để cộng điểm thi tốt nghiệp, có ý kiến cho rằng chương trình giáo dục hướng nghiệp cần biên soạn thêm sách hướng dẫn cho giáo viên, nhất là sách hướng dẫn giáo dục hướng nghiệp qua môn học ở trường phổ thông. Về vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm là việc dạy và học môn lịch sử, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang Phạm Văn Khanh cho rằng, để học sinh có hứng thú với môn lịch sử, cần phải cấu trúc lại chương trình, viết lại sách giáo khoa, thay đổi cách viết sử và nâng cao trình độ giáo viên./.
Xuất khẩu gạo ước đạt 7,5 triệu tấn trong năm 2013  (05/07/2013)
Thủy điện tại Lào là cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam  (05/07/2013)
Kinh tế Eurozone có hy vọng sẽ tăng trưởng trở lại  (05/07/2013)
ASEAN hướng tới hội nhập về chính sách cạnh tranh  (05/07/2013)
AU đã đình chỉ tư cách thành viên đối với Ai Cập  (05/07/2013)
Tạo thống nhất thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 7  (04/07/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay