ASEAN hướng tới hội nhập về chính sách cạnh tranh
Hội nghị nhằm tìm kiếm những lợi ích và phương pháp tiếp cận có thể với các thách thức trong quá trình thúc đẩy một sự hợp tác và hội nhập khu vực lớn hơn về luật và chính sách cạnh tranh giữa các nước thành viên.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore, Lim Hng Kiang nhấn mạnh hội nghị là một diễn đàn quan trọng cho thảo luận chiến lược và kết nối mạng giữa cơ quan chính phủ các nước ASEAN chịu trách nhiệm điều hành luật và chính sách cạnh tranh cũng như các bên liên quan đến cạnh tranh trong khối, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của luật và chính sách cạnh tranh trong khu vực ASEAN, từ đó có thể dẫn đến việc đẩy nhanh việc đưa chính sách cạnh tranh vào luật ở tất cả 10 nước thành viên của khối.
Bộ trưởng Lim Hng Kiang nêu rõ rằng luật và chính sách cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong việc củng cố tăng trưởng kinh tế, và một chế độ cạnh tranh mạnh mẽ sẽ nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, thúc đẩy năng suất và khả năng cạnh tranh nói chung của các thị trường trong khu vực.
Bộ trưởng Lim Hng Kiang cũng đã kêu gọi các nước thành viên ASEAN hài hòa, hoặc ít nhất là hợp lý hóa tối đa luật cạnh tranh, nhằm tăng cường không chỉ thương mại và đầu tư nội khối ASEAN, mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN trên thị trường toàn cầu.
Theo Bộ trưởng Lim Hng Kiang, nhóm các chuyên gia ASEAN về cạnh tranh (AEGC), với sự hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN, nên tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong việc tạo dựng các mối quan hệ trong khu vực, thúc đẩy trao đổi và tăng cường năng lực thể chế của các cơ quan cạnh tranh ASEAN.
Phát biểu tại hội nghị, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tư pháp Philippines, đồng thời là Chủ tịch AEGC, Geronimo Sy đã giới thiệu về những thành tựu AEGC đạt được thời gian qua, trong đó có việc hoàn thành cuốn sổ tay về Luật và Chính sách cạnh tranh trong ASEAN cho các hoạt động Kinh doanh năm 2013, sẽ được ra mắt tại Hội nghị lần này, và đưa ra một số sáng kiến nhằm hiệu quả hóa luật và chính sách cạnh tranh cho sự phát triển kinh tế của khu vực.
Hội nghị Cạnh tranh ASEAN lần thứ ba - diễn ra trong hai ngày, do Ủy ban Cạnh tranh Singapore phối hợp với AEGC và Ban thư ký ASEAN tổ chức, và được Chương trình làm việc hợp tác kinh tế Khu vực Thương mại tự do Australia/New Zealand-ASEAN (AANZFTA) hỗ trợ - đã thu hút sự tham gia của trên 200 đại biểu, bao gồm người đứng đầu các cơ quan cạnh tranh, quan chức chính phủ, nghị sỹ, doanh nhân, chính trị gia và học giả.
Hội nghị đã nghe 20 diễn giả có tên tuổi trong và ngoài khu vực trình bày và trao đổi quan điểm về các vấn đề liên quan đến luật và chính sách cạnh tranh./.
AU đã đình chỉ tư cách thành viên đối với Ai Cập  (05/07/2013)
Tạo thống nhất thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 7  (04/07/2013)
Giới thiệu Báo cáo chỉ số quản trị, hành chính công  (04/07/2013)
Hàn Quốc - Triều Tiên nhất trí thời điểm đàm phán  (04/07/2013)
Logistics: Chìa khóa thúc đẩy năng lực cạnh tranh  (04/07/2013)
Gruzia muốn giúp Nga bảo đảm an ninh Olympic 2014  (04/07/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay