Báo Nga: Tình báo Mỹ đã thua các tin tặc Trung Quốc
21:28, ngày 25-05-2013
Báo Độc lập của Nga ngày 23-5 đăng bài nhận định cơ quan tình báo Mỹ đã thua trong cuộc chiến với tin tặc Trung Quốc.
Cụ thể, năm 2010 tin tặc Trung Quốc đã thâm nhập vào các máy chủ của Google, tập trung vào các tài khoản thư điện tử Gmail và biết rõ điệp viên nào của Trung Quốc nằm trong tầm ngắm của Washington. Đây chính là cơ sở cho Bắc Kinh giúp các điệp viên của họ tẩu thoát và đánh lạc hướng đối thủ.
Cùng lúc đó, quân đội Trung Quốc nối lại các hoạt động tấn công mạng nhằm vào các cơ quan và doanh nghiệp Mỹ. Khoảng 20 doanh nghiệp Mỹ đã bị tấn công, trong đó có tập đoàn Microsoft. Ở Mỹ, chiến dịch thâm nhập mạng này được gọi là chiến dịch "Rạng đông."
Tuy nhiên, đại diện của Trung Quốc khẳng định những thông tin này là bịa đặt.
Theo báo Bưu điện Washington, nhiệm vụ của các tin tặc Trung Quốc là xác định xem ai trong số các điệp viên Trung Quốc bị cơ quan tình báo Mỹ để ý.
Trên thực tế, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và các cấp tòa án Mỹ, căn cứ theo các điều luật, có quyền yêu cầu Google theo dõi tài khoản của người sử dụng dịch vụ Gmail, nếu những người này bị họ nghi ngờ. Một tài khoản bị đánh dấu có nghĩa là người chủ tài khoản đang bị theo dõi.
Một cựu quan chức Mỹ tiết lộ với báo Bưu điện Washington rằng chiến dịch của Trung Quốc đã giáng một đòn đau vào những nỗ lực phản gián của Mỹ nhằm phát hiện và triệt phá các điệp viên Trung Quốc.
Vị cựu quan chức chính phủ này nói: “Nếu biết ai là người đang bị theo dõi, bạn sẽ xóa bỏ các thông tin có hại, cho người của mình xuất cảnh. Bạn thậm chí còn có thể 'chơi lại' các nhà điều tra Mỹ, cung cấp cho họ thông tin giả.”
Về phần mình, Giám đốc Viện Công nghệ do Microsoft lập ra, ông David Auksmit, coi những thủ pháp trên của Trung Quốc là “hoạt động phản gián xuất sắc.” Ông giải thích: “Nếu muốn biết ai trong số các điệp viên của mình bị lộ, họ có hai phương án. Thứ nhất, tìm cách thâm nhập vào FBI song phương án này không đơn giản. Thứ hai, thâm nhập vào tài khoản của những người mà tòa án đang điều tra và đây chính là điều mà họ (Trung Quốc) đã làm.”
Microsoft phủ nhận thông tin nói rằng các máy chủ của họ đã bị thâm nhập. Song dù điều gì xảy ra, Google và nhiều công ty công nghệ khác của Mỹ đã tham gia vào cuộc chơi liên quan đến các hoạt động gián điệp và phản gián giữa hai nước lớn. Trong cuộc chơi này, cả FBI lẫn các điệp viên nước ngoài đều sử dụng Google.
Giáo sư Ville Gelbras thuộc Viện Á - Phi của Đại học Tổng hợp Lomonosov (Nga) lưu ý rằng “Trung Quốc rất phát triển trong lĩnh vực công nghệ số và chính cuộc sống đã tạo cảm hứng cho họ. Ở Trung Quốc có 6 thổ ngữ khác nhau. Người dân vùng này thường không hiểu người vùng khác nói gì và như vậy kỹ thuật số giúp giải quyết vấn đề.”
Chuyên gia này lưu ý rằng từ lâu Trung Quốc đã sử dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quân sự và tình báo. Ví dụ, hiện nay Trung Quốc lo ngại rằng khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, Taliban sẽ kích động các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi ở Trung Quốc gây lộn xộn. Vì thế Trung Quốc bố trí các đơn vị đặc biệt trên biên giới Trung Quốc - Afghanistan để giám sát tình hình thông qua những phân tích kỹ thuật số.
Tuy nhiên, một cựu phản gián Nga, ông Igor Atamanenko, lại đề cao yếu tố con người. Ông cho rằng tình báo mạng chỉ là công cụ còn sức mạnh chính của tình báo là con người. Điệp viên và hoạt động trên thực địa là những nhân tố không thể thay thế.
Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc rằng tin tặc nước này đã thâm nhập các doanh nghiệp Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định rằng cho tới nay Mỹ vẫn chưa thể đưa ra bằng chứng cụ thể về những cáo buộc của họ.
Theo ông, chính Trung Quốc cũng bị tin tặc tấn công và các cuộc tấn công này chủ yếu có nguồn gốc từ Mỹ. Trong khi đó, giới chức Mỹ khẳng định tin tặc của đơn vị 61398 Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đóng ở Thượng Hải đã đánh cắp các thông tin khoa học và kỹ thuật của Mỹ./.
Cùng lúc đó, quân đội Trung Quốc nối lại các hoạt động tấn công mạng nhằm vào các cơ quan và doanh nghiệp Mỹ. Khoảng 20 doanh nghiệp Mỹ đã bị tấn công, trong đó có tập đoàn Microsoft. Ở Mỹ, chiến dịch thâm nhập mạng này được gọi là chiến dịch "Rạng đông."
Tuy nhiên, đại diện của Trung Quốc khẳng định những thông tin này là bịa đặt.
Theo báo Bưu điện Washington, nhiệm vụ của các tin tặc Trung Quốc là xác định xem ai trong số các điệp viên Trung Quốc bị cơ quan tình báo Mỹ để ý.
Trên thực tế, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và các cấp tòa án Mỹ, căn cứ theo các điều luật, có quyền yêu cầu Google theo dõi tài khoản của người sử dụng dịch vụ Gmail, nếu những người này bị họ nghi ngờ. Một tài khoản bị đánh dấu có nghĩa là người chủ tài khoản đang bị theo dõi.
Một cựu quan chức Mỹ tiết lộ với báo Bưu điện Washington rằng chiến dịch của Trung Quốc đã giáng một đòn đau vào những nỗ lực phản gián của Mỹ nhằm phát hiện và triệt phá các điệp viên Trung Quốc.
Vị cựu quan chức chính phủ này nói: “Nếu biết ai là người đang bị theo dõi, bạn sẽ xóa bỏ các thông tin có hại, cho người của mình xuất cảnh. Bạn thậm chí còn có thể 'chơi lại' các nhà điều tra Mỹ, cung cấp cho họ thông tin giả.”
Về phần mình, Giám đốc Viện Công nghệ do Microsoft lập ra, ông David Auksmit, coi những thủ pháp trên của Trung Quốc là “hoạt động phản gián xuất sắc.” Ông giải thích: “Nếu muốn biết ai trong số các điệp viên của mình bị lộ, họ có hai phương án. Thứ nhất, tìm cách thâm nhập vào FBI song phương án này không đơn giản. Thứ hai, thâm nhập vào tài khoản của những người mà tòa án đang điều tra và đây chính là điều mà họ (Trung Quốc) đã làm.”
Microsoft phủ nhận thông tin nói rằng các máy chủ của họ đã bị thâm nhập. Song dù điều gì xảy ra, Google và nhiều công ty công nghệ khác của Mỹ đã tham gia vào cuộc chơi liên quan đến các hoạt động gián điệp và phản gián giữa hai nước lớn. Trong cuộc chơi này, cả FBI lẫn các điệp viên nước ngoài đều sử dụng Google.
Giáo sư Ville Gelbras thuộc Viện Á - Phi của Đại học Tổng hợp Lomonosov (Nga) lưu ý rằng “Trung Quốc rất phát triển trong lĩnh vực công nghệ số và chính cuộc sống đã tạo cảm hứng cho họ. Ở Trung Quốc có 6 thổ ngữ khác nhau. Người dân vùng này thường không hiểu người vùng khác nói gì và như vậy kỹ thuật số giúp giải quyết vấn đề.”
Chuyên gia này lưu ý rằng từ lâu Trung Quốc đã sử dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quân sự và tình báo. Ví dụ, hiện nay Trung Quốc lo ngại rằng khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, Taliban sẽ kích động các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi ở Trung Quốc gây lộn xộn. Vì thế Trung Quốc bố trí các đơn vị đặc biệt trên biên giới Trung Quốc - Afghanistan để giám sát tình hình thông qua những phân tích kỹ thuật số.
Tuy nhiên, một cựu phản gián Nga, ông Igor Atamanenko, lại đề cao yếu tố con người. Ông cho rằng tình báo mạng chỉ là công cụ còn sức mạnh chính của tình báo là con người. Điệp viên và hoạt động trên thực địa là những nhân tố không thể thay thế.
Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc rằng tin tặc nước này đã thâm nhập các doanh nghiệp Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi khẳng định rằng cho tới nay Mỹ vẫn chưa thể đưa ra bằng chứng cụ thể về những cáo buộc của họ.
Theo ông, chính Trung Quốc cũng bị tin tặc tấn công và các cuộc tấn công này chủ yếu có nguồn gốc từ Mỹ. Trong khi đó, giới chức Mỹ khẳng định tin tặc của đơn vị 61398 Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đóng ở Thượng Hải đã đánh cắp các thông tin khoa học và kỹ thuật của Mỹ./.
Inđônêxia và Cuba thảo luận về hợp tác liên khu vực ASEAN - CELAC  (25/05/2013)
Thu nhập bình quân đầu người 2020 đạt 4.180 USD  (25/05/2013)
Người Việt ở Bắc Lào ủng hộ quân dân Trường Sa  (25/05/2013)
Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục Việt Nam – Nhật Bản  (24/05/2013)
90% vốn FDI đổ vào công nghiệp chế biến, chế tạo  (24/05/2013)
Tăng cường hợp tác với Ấn Độ trên lĩnh vực hàng hải  (24/05/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển