Tăng cường mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Ngày 18-5, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu cấp Nhà nước nhiệm vụ hợp tác về khoa học công nghệ theo Nghị định thư “Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào giai đoạn 2011 - 2020”.
Nhiệm vụ này vừa có giá trị khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn, làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn cho quan hệ hợp tác song phương; các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa; xem xét quan hệ đặc biệt giữa hai bên trong bối cảnh phát triển mới của thế giới và khu vực với các vấn đề của chủ nghĩa khu vực ở Đông Á, thực trạng hợp tác tiểu vùng sông Mêkông mở rộng để đưa ra những nhận định đúng đắn, cảnh báo về nhân tố lớn thách thức mối quan hệ hai nước. Các diễn biến mới nhất của bối cảnh phát triển khu vực và thế giới đang và sẽ tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho quan hệ hai bên, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực.
GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam, Chủ nhiệm nhiệm vụ cho biết, triển vọng sắp tới, hai bên cần phát huy lợi thế về vị trí địa chính trị, duy trì mối quan hệ chính trị lâu đời làm định hướng nhưng phải lấy quan hệ kinh tế làm động lực để đẩy mạnh hợp tác phát triển toàn diện. Sự liên kết thị trường và mở rộng không gian hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào luôn là một đòi hỏi tất yếu khách quan.
Trong bối cảnh quan hệ quốc tế diễn biến đa dạng, năng động và phức tạp hiện nay, lợi thế địa lý của Việt Nam và Lào do nằm kề ở “trục lộ xương sống” của kinh tế khu vực, đặc biệt khu vực miền Nam và miền Trung của hai nước nằm ở vị trí “bản lề” giữa biển và đất liền, ngay trung tâm của không gian hội nhập và hợp tác Đông Nam Á, hoàn toàn có điều kiện bổ sung cho nhau, sẽ là nguồn tài nguyên vô giá, là đòn bẩy chiến lược giúp hai nước cùng phát triển và phồn thịnh. Từng phần lãnh thổ Việt Nam có thể đóng vai trò “cửa ngõ” cho Lào thông ra Thái Bình Dương vì Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển, đây là lợi thế không có quốc gia láng giềng nào của Lào có thể cạnh tranh với Việt Nam.
Việt Nam cần giảm các loại chi phí liên quan đến việc sử dụng các cảng biển, hỗ trợ đầu tư cho các nhà máy sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng ở một số khu vực của Lào để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và làm tăng nguồn hàng hóa từ Lào qua các cảng biển Việt Nam./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công dự án xây dựng hầm đường bộ Phước Tượng và Phú Gia  (18/05/2013)
Truy điệu và an táng các hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào và Cam-pu-chia  (18/05/2013)
Một nửa “thường dân”?  (18/05/2013)
Điện mừng  (18/05/2013)
Việt Nam - Pháp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực y tế  (18/05/2013)
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Pa-lét-xtin  (18/05/2013)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay