Một nửa “thường dân”?
TCCS - Ông K - hàm thứ trưởng - công tác tại một cơ quan trung ương. Sau khi đã về hưu, dăm bữa nửa tháng ông lại về quê sống để thăm họ hàng, bạn bè, làng xóm, trò chuyện với những người dân quê, bồi hồi ôn lại những kỷ niệm thời thơ ấu, rồi tính chuyện “hậu sự” trăm năm. Ông là người dễ gần, nên nhanh chóng gây được cảm tình, làm quen, trò chuyện một cách cởi mở với mọi người. Vì vậy mọi người cũng thích đến chơi nhà ông, trò chuyện lúc rỗi rãi. Thời gian đầu thấy ông ở lại nhà lâu ngày, nhiều người hỏi: Bác đã nghỉ chưa? Ông rằng: Nghỉ rồi, bây giờ về làm “phó thường dân” cho các anh, các chị đây! “Quan nhất thời, dân vạn đại” mà!
Dân quê ông cũng biết nhiều thông tin, hay lý sự, nhiều khi họ cũng nói những câu “hoắm” đáo để:
- Bác cứ khiêm tốn thế chứ! Bác ở “đẳng cấp” khác, đâu phải bằng vai với thường dân chúng em!
- Nói vô phép, bác bỏ qua đừng giận. Tuy đi công tác xa quê lâu ngày, nhưng tính tình, cách ăn, cách nói của bác vẫn còn rất hợp với dân quê chúng em. Nhưng dù bác có “phấn đấu liên tục”, chạy đến “tẹt ga” ở cái làng này thì từ nay cho đến trước lúc “sang thế giới bên kia”, giỏi lắm thì bác cũng chỉ là một nửa thường dân chúng em thôi. Vì bác là người làm “quan” suốt đời, làm dân nhất thời!
Câu chuyện dở dang ở đó vì có mấy anh cán bộ huyện xuống chơi. Từ hôm đó, ông K cứ suy nghĩ: tại sao họ lại bảo mình có phấn đấu hết đời cũng chỉ xứng đáng là một nửa thường dân ở cái làng này? Cả đời công tác, học qua nhiều trường nhiều lớp, trong nước có, ngoài nước có, ông chưa mấy khi nghe người ta nói phải học làm thường dân đâu? Làm cán bộ tốt mới khó, chứ làm thường dân thì đương nhiên rồi, cần gì phải phấn đấu, phải học tập? Vậy người quê ông nói thế là có ẩn ý gì? Ông đưa điều băn khoăn này ra trao đổi với nhiều người xung quanh. Qua tìm hiểu, cuối cùng ông nhận được một loạt câu hỏi kèm theo lời giải thích rằng, nếu ông trả lời chính xác, cặn kẽ được các câu hỏi đó thì sẽ cắt nghĩa được tại sao ông chỉ xứng đáng là một nửa “thường dân” ở cái làng này. Các câu hỏi thì có nhiều, nhưng đại loại có thể gom lại thành một số ý như sau:
- Bác là cán bộ hay thường dân? Dứt khoát bác là cán bộ rồi còn gì. Người ta gọi bác là cán bộ hưu trí đấy thôi chứ có ai gọi bác là dân hưu đâu. Đầu mỗi tháng, đều đặn là bác có dăm bảy triệu đồng tiền lương hưu. Còn thường dân chúng em nằm mơ cũng không có! Chỉ cần một triệu đồng/tháng ở quê là đã sống đàng hoàng rồi!
- Đã là cán bộ - đảng viên, dứt khoát cho đến chết, bác vẫn là người lãnh đạo thường dân chúng em. Nếu trở thành thường dân, hóa ra bác lại đánh mất vai trò lãnh đạo của mình à? Lại cùng giai cấp với nông dân chúng em sao?
- Không biết bác thế nào chứ không ít cán bộ lãnh đạo khi đương chức thì “họp có người ghi, đi có người chở, ở có người chăm, nằm có người bóp”; quen ở nhà lầu, máy lạnh rồi, nay về quê, xe máy không biết đi, xe đạp không biết đạp, nói gì đến ruộng đồng, trồng cấy. Làm sao có thể thích nghi nổi cảnh làng quê thiếu thốn, khó khăn đủ thứ được.
- Cỡ chức vụ như bác, khi đương chức, không ít thì nhiều, bác cũng thường hay quát nạt cấp dưới, lên giọng dạy bảo người dân khi xuống địa phương, cơ sở? Chúng em đã biết không ít cán bộ lãnh đạo cấp này, cấp khác, vì suốt đời làm lãnh đạo chuyên đi dạy bảo, lên lớp người khác, khi về hưu thói quen này đã ngấm vào máu. Cho nên tuy không còn địa vị cũ, nhưng khi nói là nhiều vị cứ yêu cầu phải làm thế này, phải làm thế kia, rằng sao lại như thế này, sao lại để thế kia; rằng để tôi gặp mấy cậu lãnh đạo ở tỉnh, ở huyện xem sao. Hầu như mỗi lần các vị này xuống gặp dân chỉ là để răn dạy. Những cán bộ như thế, cuối đời không kiếm đâu ra bạn thân thiết, tâm giao chứ nói gì chuyện chơi được với thường dân. Có người mách nước rằng, nên chăng, các vị ấy lên một tỉnh miền núi, xin lấy một quả đồi, dựng ngôi nhà rồi sống ở đó cho đến hết đời còn hơn sống cô độc giữa đồng chí, đồng bào!
Theo ông K thì chẳng ai sức đâu mà tranh cãi, làm rõ đúng, sai, đen, trắng. Nhưng người dân quê ông nói vậy là cũng có cái lý và cái ý của họ. Do vậy, dù sao, ông cũng cố gắng phấn đấu để đến cuối đời đạt được một nửa “thường dân” theo cách nghĩ của người dân quê ông./.
Điện mừng  (18/05/2013)
Việt Nam - Pháp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực y tế  (18/05/2013)
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Pa-lét-xtin  (18/05/2013)
Quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a  (18/05/2013)
UNESCO đề cao tầm quan trọng của văn hóa đối với phát triển bền vững  (18/05/2013)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp