Dòng vốn toàn cầu giảm 60% do hậu quả nợ công EU
Báo cáo trên cho hay các khoản cho vay và đầu tư giữa các quốc gia trong năm 2012 chỉ đạt 4.600 tỷ USD, giảm nhiều so với mức 11.800 tỷ USD trong năm 2007. Theo McKinsey, phần lớn sự suy giảm trên là kết quả của cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu. Trong khi đó, dòng vốn tại các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới thì ổn định hơn.
McKinsey nói sự sụt giảm mạnh trên “cho thấy sự phát triển trong tương lai của việc toàn cầu hoá tài chính khá mong manh”, đồng thời cảnh báo về một hệ thống tài chính bị phân chia nhiều qua việc tiếp cận tín dụng hạn chế và chi phí cho vay cao ở một số nước.
Bà Susan Lund, một trong những tác giả của báo cáo trên cho biết mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng trở lại nhưng chưa nhìn thấy sự phục hồi trong toàn cầu hóa tài chính.
Nhằm nhấn mạnh những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã gây ra cho các ngân hàng trong khu vực, báo cáo nói rằng trong khi Tây Âu chiếm đến 56% tăng trưởng dòng vốn giữa những năm 1980-2007, thì kể từ thời điểm đó đến nay, khu vực này lại bị giảm 72% dòng vốn toàn cầu.
Anh không phải là một thành viên trong liên minh tiền tệ châu Âu, nhưng McKinsey vẫn đưa ra số liệu cho thấy dòng vốn xuyên biên giới của Anh giữa những năm 2007 và 2011 đã giảm 82%, phản ánh rõ vai trò là trung tâm giao dịch tài chính trên khắp lục địa của nước này. Hầu hết sự sụt giảm ở Anh là kết quả của việc giảm luồng vốn vào và ra của các khoản vay ngân hàng.
Ngược lại, dòng vốn tại các nền kinh tế đang phát triển đã trở lại gần mức đỉnh trước khủng hoảng, với đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ lệ phần trăm lớn hơn ở các nước phát triển. Dòng vốn chảy ra khỏi các nước đang phát triển thậm chí đã tăng nhanh hơn so với dòng vốn chảy vào, lên tới 1.800 tỷ USD so với mức 295 tỷ USD trong năm 2000.
Theo McKinsey, Trung Quốc hiện là nguồn cho vay lớn của các nước Mỹ Latinh hơn cả Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển liên Mỹ cộng lại./.
Trên 20 ngân hàng chưa thu phí rút tiền qua ATM  (01/03/2013)
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3  (01/03/2013)
Các nước cam kết tăng cường đối thoại về văn hóa  (01/03/2013)
"Bệnh nhân người I-ta-li-a"  (01/03/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên