Từ ngày 1-2, lấy ý kiến dự thảo Luật đất đai sửa đổi
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nêu rõ: Quản lý và sử dụng đất đai không chỉ là vấn đề kinh tế rộng lớn, phức tạp, mà còn là vấn đề chính trị, xã hội rất hệ trọng, nhạy cảm, liên quan đến việc giữ vững thành quả cách mạng, ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
Để phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân và tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc xây dựng Luật đất đai (sửa đổi), ngày 21-01-2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ ngày 1-2 đến 31-03-2013.
Để việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thực sự phát huy được trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp căn cứ vào nhiệm vụ đã được giao trong Kế hoạch của Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, triển khai tốt việc tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân trên tinh thần dân chủ, công khai, khoa học, với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân góp ý vào dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm. Trong phạm vi chức trách được giao, cần tổng hợp đầy đủ, chính xác ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân để bảo đảm mọi ý kiến của nhân dân được trân trọng và được nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Trong quá trình triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố thường xuyên báo cáo tình hình triển khai, các vướng mắc, khó khăn về Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Chính phủ kịp thời chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế.
Đối với các cơ quan thông tấn, báo chí, cần tăng cường tuyên truyền phổ biến đúng và đầy đủ các nội dung của dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) và vận động nhân dân tham gia góp ý kiến đối với dự thảo, phản ánh trung thực, kịp thời các ý kiến đóng góp của nhân dân.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua không còn nhiều, lại trùng với dịp Tết Nguyên đán, vì vậy các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt chỉ đạo, triển khai theo kế hoạch. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo các tổ chức thành viên phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp trong quá trình triển khai để việc thực hiện lấy ý kiến nhân dân trở thành đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, phát huy được tâm huyết, trí tuệ của nhân dân cho việc hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, Nghị quyết số 563/NQ-UBTVQH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) và Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ mục đích của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân và tạo sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng Luật đất đai (sửa đổi).
Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến thông qua hình thức góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản; thảo luận tại hội nghị, hội thảo theo khu vực và theo từng vùng; góp ý thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục quản lý đất đai, Trang thông tin điện tử của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối tượng lấy ý kiến gồm Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân các cấp; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác; các doanh nghiệp; các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học; các tầng lớp nhân dân./.
Triển vọng quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản trong năm 2013  (31/01/2013)
Đẩy mạnh tuyên truyền trên báo Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long  (31/01/2013)
Quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 6 tại các địa phương  (30/01/2013)
Các ban, ngành, đoàn thể nhân dân cả nước đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (30/01/2013)
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chúc mừng ông John Kerry  (30/01/2013)
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bảo đảm nguồn cung hàng hóa Tết Quý Tỵ  (30/01/2013)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay