Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ngành Toà án cần tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử
Sáng 22-1, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2013 của ngành TAND. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Cùng dự có các đồng chí: Đại tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Uông Chu Lưu - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng đại diện nhiều bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương và ghi nhận những thành tích, đóng góp của ngành TAND đạt được trong năm 2012, với tỷ lệ số vụ án được thụ lý tăng lên; nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng đã được các tòa án khẩn trương nghiên cứu để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh. Bên cạnh đó, chất lượng công tác xét xử được nâng lên; hình phạt mà tòa án áp dụng đối với các bị cáo về cơ bản bảo đảm đúng pháp luật, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội; các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được quan tâm, tập trung giải quyết để nâng cao chất lượng và không quá thời hạn theo quy định của pháp luật; triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp có bước tiến bộ...
Nhấn mạnh đến nhiệm vụ của ngành Tòa án theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chủ tịch nước yêu cầu: Trong năm 2013, ngành Tòa án cần tiếp tục khắc phục những yếu kém, bất cập, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Trong đó, chú trọng vào việc tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại án; kiên quyết phấn đấu không để xảy ra trường hợp kết án oan người không phạm tội và bỏ lọt tội phạm; chấm dứt việc trả hồ sơ bổ sung, việc cho bị cáo hưởng án treo và áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật, nhất là các bị cáo bị xét xử về tham nhũng. Giảm tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan. Bảo đảm ra quyết định thi hành án hình sự đúng thời hạn, việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải đúng pháp luật.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lưu ý: Để làm được các điều này, bên cạnh các biện pháp về công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cần thường xuyên kiểm tra việc tổ chức công tác xét xử ở Tòa án các cấp, làm tốt công tác giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới để kịp thời phát hiện, khắc phục, rút kinh nghiệm về những sai sót nghiệp vụ trong hoạt động xét xử.
Đồng thời, Chủ tịch nước yêu cầu, các tòa án cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hiện hành về tố tụng, nâng cao bản lĩnh thẩm phán; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa. Ngành TAND cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất bổ sung pháp luật tố tụng phù hợp với quan điểm trong Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, theo hướng hoạt động xét xử phải công khai, minh bạch, bảo đảm sự tham gia giám sát của nhân dân thông qua các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với hoạt động xét xử của Tòa án.
Mặt khác, cần làm tốt công tác xây dựng ngành, tập trung kiện toàn, củng cố bộ máy và đội ngũ thẩm phán, nhất là đối với Tòa án nhân dân cấp huyện; chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ thẩm phán, cán bộ Tòa án; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những cán bộ Tòa án có hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc cho Tòa án các cấp, nhất là chuẩn bị cơ sở vật chất cho Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực sắp tới; mở rộng hợp tác với các đối tác mới về lĩnh vực đào tạo, trao đổi kinh nghiệm cải cách tư pháp; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp theo sự phân công của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương...
Theo báo cáo của TANDTC, trong năm 2012, toàn ngành TAND đã giải quyết 332.868 vụ án các loại trong tổng số 360.941 vụ án đã thụ lý (đạt 92%). So với cùng kỳ năm trước, số vụ án đã thụ lý tăng 34.673 vụ; đã giải quyết tăng 33.559 vụ. Trong đó, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 83.116 vụ án hình sự với 146.968 bị cáo, tăng 6.222 vụ với 15.540 bị cáo so với cùng kỳ năm trước; đã giải quyết, xét xử được 81.643 vụ án với 144.448 bị cáo (đạt 98% số vụ và số bị cáo), tăng 6.629 vụ với 17.241 bị cáo.
Bên cạnh đó, tỷ lệ các trường hợp cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật bị hủy, sửa án giảm gần 50% so với năm 2011 và chỉ chiếm tỷ lệ 0,25% trên tổng số các bị cáo được Tòa án cho hưởng án treo. Đối với các tội phạm về tham nhũng, nhìn chung các Tòa án đều bảo đảm xét xử nghiêm khắc, đặc biệt là đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước.
TANDTC và các TAND cấp tỉnh đã giải quyết được 6.078 đơn/vụ đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (bằng 58%), tăng hơn cùng kỳ năm trước 933 đơn/vụ.
Về công tác thi hành án hình sự, các tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định thi hành án hình sự đối với 112.673 người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đạt tỷ lệ 99%; ra quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 56.535 phạm nhân do cải tạo tốt.
Tuy nhiên, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chưa giảm mạnh; chưa khắc phục triệt để việc để các vụ án quá thời hạn xét xử; mặc dù còn trong thời hạn giải quyết, nhưng số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa được xem xét, giải quyết còn nhiều; công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu công tác xét xử; chưa khắc phục triệt để tình trạng thiếu cán bộ, thẩm phán ở một số Tòa án địa phương; tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, thẩm phán còn yếu, một số trường hợp tiêu cực, sa sút phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật, thậm chí có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự...
Phó Chánh án Thường trực TANDTC Đặng Quang Phương cho biết, năm 2013, ngành TAND xác định 10 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện các đề án phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp. Tiếp tục đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, bảo đảm dân chủ, công khai, đúng quy định của pháp luật; thực hiện đồng bộ các giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tòa án trong sạch, vững mạnh; đề cao công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tiêu chí hóa lời huấn dạy của Bác Hồ đối với công tác tòa án; tăng cường và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế; tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của tòa án theo Đề án tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tòa án giai đoạn 2011 - 2015...
Tại Hội nghị, thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho đồng chí Trần Văn Tú, Phó Chánh án TANDTC và trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho đồng chí Từ Văn Nhũ, nguyên Phó Chánh án TANDTC.
Hội nghị sẽ diễn ra hết ngày 23-1-2013./.
Thi đua, khen thưởng bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội  (22/01/2013)
Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ bắt cóc con tin ở Algeria  (22/01/2013)
Thủ tướng Lào tiếp các cựu chuyên gia cán bộ giáo dục Việt Nam  (22/01/2013)
Tranh luận “nóng” về đổi mới tuyển sinh đại học năm 2013  (22/01/2013)
Thí điểm lấy phiếu tín nhiệm: Thử thách và cơ hội  (22/01/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay