Một số định hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp
Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Quá trình thực hiện chủ trương này đã đạt được một số kết quả nhất định, song cũng còn những hạn chế; do đó, cần có những định hướng và giải pháp tiếp theo để thực hiện chủ trương trên.
Thi hành Luật Hợp tác xã (năm 2003) và Nghị quyết số 13 NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể, Chính phủ đã ban hành hệ thống các chính sách về phát triển kinh tế tập thể. Các bộ, ngành cũng đã có thông tư hướng dẫn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong khung khổ các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến công và phát triển ngành nghề nông thôn; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cứng hóa kênh mương; đào tạo tập huấn cán bộ; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến cấp huyện. Đồng thời, tổ chức các hội nghị quán triệt, sơ kết Nghị quyết Trung ương về kinh tế tập thể, tổ chức hội thảo, diễn đàn bàn về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các hợp tác xã nông nghiệp. Hoạt động của các bộ, ngành, địa phương đã có tác động tích cực đến phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
Kết quả thực hiện
Đến nay, cả nước cơ bản hoàn thành chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp cũ theo Luật Hợp tác xã. Công tác tổ chức, quản lý hợp tác xã tiếp tục được củng cố và đổi mới theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động; khắc phục tình trạng nhiều hợp tác xã thua lỗ kéo dài; đưa số hợp tác xã làm ăn có lãi ngày một tăng. Đặc biệt đã có nhiều hợp tác xã vươn lên, vượt qua khó khăn, mở rộng nhiều hoạt động và đa dạng lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, dịch vụ như: hoạt động tín dụng nội bộ; tổ chức chế biến, tiêu thụ sản phẩm; phát triển ngành nghề; nước sạch nông thôn; vệ sinh môi trường, du lịch sinh thái...
Số lượng hợp tác xã thành lập mới năm sau nhiều hơn năm trước và các hợp tác xã đã đa dạng về tổ chức, cũng như nội dung hoạt động, như có: hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã chuyên ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa cây cảnh, cây ăn trái, hợp tác xã dâu tằm tơ... Xã viên tham gia hợp tác xã mới không chỉ trên cùng một địa bàn mà cả ở những địa bàn khác nhau, không chỉ hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, mà gồm cả chủ trang trại, doanh nghiệp.
Trong phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết Trung ương về phát triển kinh tế tập thể, đã xuất hiện nhiều hợp tác xã làm ăn giỏi, thực sự là những nhân tố cho phong trào phát triển hợp tác xã ở mỗi địa phương. Sự thành công của các hợp tác xã điển hình tiên tiến trước hết là sựcố gắng của xã viên hợp tác xã, sự nhiệt tình, năng động của cán bộ quản lý hợp tác xã.
Những điểm còn hạn chế, khiếm khuyết
Tuy nhiên, hợp tác xã nông nghiệp đang gặp không ít khó khăn và thách thức. Khó khăn trong nội tại hợp tác xã do lịch sử để lại, như: vấn đề công nợ, nhất là xã viên nợ hợp tác xã; tính hình thức về xã viên và vốn góp của xã viên ở hợp tác xã cũ chuyển đổi; năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã còn thấp so với yêu cầu; vấn đề xử lý tài sản và các quan hệ sở hữu trong hợp tác xã chưa được làm rõ và giải quyết dứt điểm. Những khó khăn, tồn tại trên đã không phát huy được khả năng của mỗi xã viên và sức mạnh của kinh tế tập thể, làm cản trở việc phát huy nội lực, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã. Mặt khác, các chính sách hiện hành của Nhà nước chưa đồng bộ và chưa thực sự là động lực khuyến khích phát triển kinh tế tập thể. Hợp tác xã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường, trong khi tiềm năng kinh tế và những điều kiện khác của hợp tác xã còn non yếu. Do vậy, phát triển hợp tác xã thời gian qua đang còn hạn chế và không đồng đều giữa các vùng; còn có huyện và nhiều xã chưa có hợp tác xã, nhất là ở các tỉnh miền núi; các hợp tác xã điển hình, tiên tiến, nhân tố mới chưa được nhân rộng; số hợp tác xã trung bình, yếu kém còn nhiều. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho hợp tác xã và phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới cần có các giải pháp đồng bộ từ chính sách hỗ trợ đến công tác chỉ đạo và định hướng xây dựng mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp chung cho cả nước vàmô hình cụ thể chotừng vùng. Tùy theo điều kiện cụ thể ởmỗi địa phương, việc xây dựng mô hình hợp tác xãnông nghiệp theo các hướng sau:
Thứ nhất, phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Theo mô hình này, hợp tác xã chủ yếu thực hiện các hoạt động tổ chức và hướng dẫn xã viên thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thực hiện dịch vụ đầu vào và hoạt động giúp đỡ nhau mang tính cộng đồng. Cụ thể, hợp tác xã cần đạt được:
- Tổ chức hướng dẫn xã viên, nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất vì lợi ích chung của kinh tế mỗi hộ gia đình và của cộng đồng. Đây là bước đầu tiên và hết sức quan trọng thông qua công tác tuyên truyền, vận động để nông dân hiểu rõ lợi ích của việc hợp tác. Thực hiện tốt vấn đề trên thực chất là làm tốt việc tổ chức sản xuất, hướng dẫn nông dân, xã viên cùng nhau hợp tác trồng cây gì, nuôi con gì, một cách có hiệu quả, xác định cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế hợp lý, ... tạo ra vùng sản xuất sản phẩm tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Vấn đề này chỉ có hợp tác xã thường làm tốt hơn hộ riêng lẻ.
- Tổ chức dịch vụ đầu vào sản xuất kinh tế hộ. Tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi, từng hợp tác xã về cơ sở vật chất, kỹ thuật, vốn, khả năng của cán bộ, nhu cầu của xã viên mà hợp tác xã tổ chức ít hay nhiều hoạt động dịch vụ như: dịch vụ tưới tiêu, vật tư, làm đất, bảo vệ thực vật, thú y, giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ vốn, tiêu thụ nông sản phẩm...
- Tổ chức sản xuất nguyên liệu, liên kết với doanh nghiệp chế biến trong việc tiêu thụ nông sản; hỗ trợ và tạo thêm thu nhập cho hộ nông dân, theo các mô hình như mía đường Lam Sơn, hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ lúa gạo liên kết với Công ty Lương thực Long An.
- Thực hiện những hoạt động mang tính cộng đồng. Tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động mà hợp tác xã tổ chức bộ máy quản lý thích hợp, có thể hình thành các tổ, đội dịch vụ như: tổ dịch vụ làm đất, tổ dịch vụ vật tư, tổ dịch vụ tín dụng, tổ khoa học- kỹ thuật, tổ tiêu thụ sản phẩm,... hoạt động dịch vụ không chỉ cho xã viên hợp tác xã, mà cho cả những hộ ngoài hợp tác xã.
Thứ hai, phát triển hợp tác xã nông nghiệp sản xuất - kinh doanh, dịch vụ tổng hợp. Đây là mô hình hợp tác xã đa chức năng. Ngoài việc hợp tác xã tổ chức, thực hiện những nội dung của mô hình hợp tác xã dịch vụ, còn tổ chức sản xuất - kinh doanh tập thể như chế biến nông, lâm, hải sản; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cung cấp dịch vụ cho đời sống xã viên và cộng đồng dân cư. Những hoạt động trên của hợp tác xã không chỉ ở địa bàn xã, mà cóthể ở ngoài địa bàn xã khác, huyện khác, thậm chí ngoài tỉnh.
Thứ ba, phát triển hợp tác xã nông nghiệp chuyên ngành. Đây là mô hình tổ chức mới đa dạng về hình thức tổ chức, hình thức sở hữu, như hợp tác xã chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa cây cảnh, trồng cây ăn trái, trồng rau an toàn, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản, hợp tác xã dâu tằm tơ,... phát triển ở những vùng sản xuất tập trung, có phong trào, ở gần thành phố, thị xã.
Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới phải gắn với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; trong đó, hợp tác xã đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hóa; phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ; hướng dẫn công tác khuyến nông, khuyến lâm; phát triển thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển. Trước mắt, thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể. Tập trung chỉ đạo giải quyết những tồn tại của hợp tác xã sau chuyển đổi. Đây là biện pháp nhằm phát huy nội lực của hợp tác xã. Đồng thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn cùng với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.
Một số giải pháp pháttriển hợp tác xã nông nghiệp
Các cấp, các ngành cần tập trung hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các hợptác xã với những biện pháp sau:
1 - Đưa nội dung hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp vào thực hiện trong khung khổ chương trình hỗ trợ có mục tiêu về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
2 - Tháo gỡ các khó khăn về cơ chế, chính sách liên quan đến hợp tác xã, như: về giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hợp tác xã ; cần có hướng dẫn cụ thể thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dịch vụ phục vụ trực tiếp sản xuất nông lâm nghiệp của các hợp tác xã nông nghiệp như dịch vụ tưới tiêu, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư và các dịch vụ nông nghiệp khác cho xã viên.
3 - Cần nhất quán chủ trương khuyến khích và hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp phát triển dịch vụ tín dụng nội bộ trong thời gian tới. Không hạn chế việc hợp tác xã sử dụng nguồn vốn tự có của hợp tác xã cho dịch vụ tín dụng nội bộ; hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp vay vốn. đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu bổ sung các hướng dẫn, quy định để có nhiều hợp tác xã nông nghiệp có nhu cầu có thể được vay vốn, giảm bớt tình trạng cán bộ hợp tác xã phải dùng tài sản riêng của gia đình để thế chấp vay vốn cho hợp tác xã. Xem xét bổ sung hướng dẫn về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho cán bộ các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng tạo điều kiện để họ được truy mua bảo hiểm trong thời gian làm việc ở hợp tác xã trước thời điểm năm 1997; thực thi mạnh mẽ bảo hiểm nông nghiệp.
4 - Nhà nước cần làm rõ và công khai chính sách đền bù khi hợp tác xã nông nghiệp bàn giao hệ thống công trình điện của hợp tác xã (do hợp tác xã đầu tư bằng vốn tự có trước đây) cho ngành điện quản lý, khuyến khích các hợp tác xã nông nghiệp có đủ điều kiện quản lý điện tham gia dịch vụ cung ứng điện cho xã viên và cộng đồng.
5 - Các địa phương cần xây dựng đề án đổi mới tổ chức quản lý hợp tác xã chuyển đổi hình thức. Trước hết làm thí điểm, tổng kết để tiến hành mở rộng, xây dựng hợp tác xã theo nguyên tắc và giá trị của hợp tác xã.
Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một trong những chủ trương có tính chất chiến lược của Đảng và Nhà nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là quá trình phức tạp, lâu dài. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) các địa phương đã quan tâm chỉ đạo, lại được sự phối hợp và hỗ trợ có hiệu quả của Liên minh Hợp tác xã các cấp nên đã đạt được một số kết quả. Tuy vậy, để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể còn nhiều việc phải tiếp tục triển khai và hoàn thiện. Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Hợp tác xã và các quy định của Chính phủ là cơ sở vững chắc để bảo đảm phát triển kinh tế tập thể đúng hướng, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh, hiện đại.
Biểu hiện sinh động của quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Séc  (22/03/2008)
Việt Nam coi trọng mối quan hệ hợp tác với Hàn Quốc  (22/03/2008)
Việt Nam coi trọng mối quan hệ hợp tác với Hàn Quốc  (22/03/2008)
Biểu hiện sinh động của quan hệ Việt Nam – Cộng hòa Séc  (22/03/2008)
Một số định hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp  (22/03/2008)
Việt Nam - nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu 2008  (21/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên