Nhà nước bố trí 40.000 tỷ đồng cho dân vay mua nhà
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu của Chính phủ.
Theo đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại Nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê và mua nhà với lãi suất thấp.
Trong quý I năm 2013, phía Ngân hàng sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành, hướng dẫn quy chế cho vay các đối tượng trên để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các khoản tín dụng này.
Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước cần chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng.
Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, Chính phủ cũng giao Ngân hàng Nhà nước sử dụng chủ động, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán hợp lý.
Nhằm tháo gỡ khó khăn thị trường, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ tính toán, tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất phù hợp với mức giảm của lạm phát. Phía ngân hàng cũng cần có những biện pháp hỗ trợ, đơn giản hóa thủ tục cho vay và tăng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Nghị quyết cũng nêu rõ, cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm hiệu quả trong tái cấu trúc ngân hàng thương mại, kiên quyết xử lý các ngân hàng yếu kém, hoạt động kém hiệu quả.
Về vấn đề giải quyết nợ xấu, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương rà soát, đánh giá lại nợ xấu và tiến hành phân loại các khoản nợ xấu. Ngoài ra, cơ quan quản lý sẽ phải đánh giá thực trạng tài sản bảo đảm, nguồn gốc pháp lý, giá trị thị trường, khả năng thanh khoản của các tài sản này để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại hình nợ xấu.
Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu như đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ.
Các đơn vị này cần tiếp tục cơ cấu lại nợ, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, mua bán nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh.
Chính phủ cũng giao Ngân hàng Nhà nước tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động tín dụng nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp thu ý kiến tham gia của các thành viên Chính phủ để hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản Việt Nam trong tháng 1 năm 2013./.
Cầu người tài đức  (11/01/2013)
Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số Việt Nam năm 2013  (11/01/2013)
Họp báo Hội thảo khoa học “Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”  (11/01/2013)
Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam  (11/01/2013)
Việt Nam - Italy tăng cường hợp tác về quốc phòng  (11/01/2013)
Thị trường bất động sản vào chu kỳ tăng trưởng mới  (11/01/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên