Nhật Bản rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Cao nguyên Gô-lan
Ngày 29-12-2012, nhóm binh sĩ đầu tiên thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Cao nguyên Gô-lan (Golan) do I-xra-en chiếm đóng, đã bắt đầu rút về nước.
Việc rút quân trên được tiến hành theo quyết định của Chính phủ Nhật Bản xuất phát từ tình hình an ninh ngày càng xấu đi do cuộc khủng hoảng tại Xy-ri. Đây là lần đầu tiên đội quân SDF tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế được rút về nước vì lý do an toàn.
Nguồn tin cho biết 33/47 nhân viên SDF thực hiện nhiệm vụ vận tải và các hoạt động khác thuộc Lực lượng Quan sát Rút quân của Liên hợp quốc đã tới sân bay quốc tế Ben Gu-ri-ôn (Ben Gurion) tại I-xra-en và sẽ trở về Nhật Bản vào ngày 31-12. Số còn lại dự kiến về nước vào trung tuần tháng 1-2013, kết thúc sứ mệnh tham gia gìn giữ hòa bình lâu nhất của Nhật Bản kể từ năm 1996.
** Cũng trong ngày 29-12, tân Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) đã tới thăm nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma (Fukushima) số 1, nơi đã xảy ra sự cố hạt nhân nghiêm trọng sau thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3 năm ngoái.
Chuyến thăm này của ông S.A-bê cho thấy sự quan tâm thực sự của người đứng đầu Chính phủ mới của Nhật Bản trong việc tăng cường các nỗ lực khôi phục nhà máy gặp sự cố này. Phát biểu với các công nhân Công ty điện lực Tô-ky-ô (TEPCO), ông S.A-bê đánh giá cao cũng như đặt kỳ vọng vào các nỗ lực của họ trong việc bảo đảm sự an toàn cho đất nước Nhật Bản. Thủ tướng S.A-bê nêu rõ "khối lượng công việc khổng lồ nhằm khắc phục hậu quả và làm sạch nhà máy điện hạt nhân Phưcưsima sau sự cố hạt nhân do động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011 là một thách thức chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Song, thành công của việc này sẽ dẫn tới việc tái thiết Phư-cư-si-ma và cả Nhật Bản".
Cho đến nay, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Kinh tế Nhật Bản đã phân bổ khoảng 11 triệu USD cho các tập đoàn công nghệ để thành lập quỹ phát triển công nghệ. Khoản ngân quỹ này bao gồm nguồn tài chính cho một dự án phát triển các rô-bốt cảm biến có thể tiếp cận các khu vực có nồng độ phóng xạ cao.
Trước khi xảy ra sự cố đối với nhà máy Phư-cư-si-ma, điện hạt nhân cung cấp khoảng 30% nhu cầu sử dụng điện của Nhật Bản. Tuy nhiên, nguồn cung điện hạt nhân đã sụt giảm sau sự cố này. Nhà máy điện hạt nhân Phư-cư-si-ma hiện được tuyên bố là đã trong trạng thái "đóng nguội", trạng thái an toàn khi các thanh nhiên liệu luôn được làm mát ở dưới nhiệt độ có thể tan chảy.
Chính phủ mới của ông S.A-bê hy vọng có thể ấn định thời hạn chót trong ba năm tới để xác định có khôi phục hoạt động của toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân hay không./.
Biểu tượng ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, quân đội Việt Nam  (30/12/2012)
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” - biểu tượng của ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam  (30/12/2012)
Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”  (29/12/2012)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên