Việt Nam dự Diễn đàn Tư lệnh vùng Vịnh Thái Lan
Với chủ đề "Sáng kiến hợp tác thực thi pháp luật trên biển vùng Vịnh Thái Lan", diễn đàn đã thu hút gần 50 đại biểu đến từ các nước vùng Vịnh Thái Lan, bao gồm Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, và ông Lee McClenny, Phó Đại sứ Mỹ tại Malaysia, đối tác tài trợ sự kiện.
Đoàn Việt Nam do Cục trưởng Cục cảnh sát biển Việt Nam, Đại tá Nguyễn Quang Đạm dẫn đầu đã tham dự hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Cục trưởng Cục cảnh sát biển Malaysia, Đô đốc Mohd Amdan bin Kurish nêu bật ý nghĩa của sự kiện, đồng thời nhấn mạnh diễn đàn thể hiện mối quan hệ vững chắc giữa các cơ quan thực thi pháp luật trên biển và các phái đoàn ngoại giao khu vực Đông Nam Á, đặc biệt các quốc gia ven biển vùng Vịnh Thái Lan.
Diễn đàn còn là cơ hội để các lực lượng thực thi pháp luật trên biển trong khu vực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chống tội phạm xuyên quốc gia và các hoạt động phạm tội, đảm bảo an ninh, an toàn trên biển.
Các đại biểu tham dự diễn đàn tập trung thảo luận các nguy cơ tiềm ẩn trong khu vực như buôn lậu, đánh bắt trộm hải sản, cướp biển có vũ trang, ô nhiễm môi trường và các giải pháp đối với thách thức an ninh biên giới biển cũng như chiến lược tăng cường hợp tác khu vực.
Tham luận tại diễn đàn, Cục trưởng Cục cảnh sát biển Việt Nam Nguyễn Quang Đạm đã đề cập thực trạng bốn nguy cơ mà cảnh sát biển Việt Nam đang phải đối mặt, cho rằng các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trong khu vực Vịnh Thái Lan và địa bàn liên quan diễn biến phức tạp, phương thức hoạt động buôn lậu của các loại đối tượng ngày càng tinh vi, có tổ chức và hoạt động chặt chẽ, nạn đánh bắt trộm hải sản chưa được chấm dứt hoàn toàn, sự ô nhiễm môi trường trong khu vực Vịnh đã vượt qua ranh giới các quốc gia bao quanh, và tình hình cướp biển trong khu vực tuy không phổ biến nhưng cá biệt vẫn có những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng xảy ra.
Cục trưởng Nguyễn Quang Đạm bày tỏ mong muốn các nước trong vùng Vịnh Thái Lan cùng nhau thúc đẩy hợp tác với các hình thức thiết thực, cụ thể, thích hợp với những điều kiện và khả năng của mỗi quốc gia, tăng cường các hoạt động giao lưu, chia sẻ thông tin, xây dựng năng lực, phối hợp đào tạo và huấn luyện chung, tuần tra chung, diễn tập tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thảm họa, thiết lập đường dây nóng để giải quyết các sự cố trên biển.
Đại diện các đoàn đến từ Campuchia, Malaysia và Thái Lan cũng đã trình bày các tham luận về các hoạt động hợp tác trên biển và các phương pháp hợp tác đa phương cụ thể để giải quyết bốn mối đe dọa hàng đầu trong khu vực.
Trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu đã đi thăm Trung tâm giám sát biển của Malaysia tại cảng Klang và thăm căn cứ không quân Subang tại bang Selangor./.
Về vấn đề đầu tư cho nông nghiệp hiện nay  (14/12/2012)
Để chất lượng đảng viên đáp ứng yêu cầu của Điều lệ Đảng  (14/12/2012)
Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở  (14/12/2012)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay