Bài học về phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Khê
Trang trại thuộc xã Bình Khê (Quảng Ninh)
Bình Khê nằm trong Khu kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liền kề vùng đồng bằng sông Hồng. Đó là điều kiện thuận lợi để Bình Khê phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong tiến trình hội nhập, bên cạnh thuận lợi Bình Khê cũng có nhiều khó khăn, thách thức. Song từ quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Bình Khê thời gian qua có thể rút ra được nhiều bài học đáng quý.
Bình Khê là xã vùng sâu nằm ở phía tây của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Những năm 60 - 80 của thế kỷ XX, nơi đây là nông trường quốc doanh Đông Triều, sau đó chuyển thành Công ty cổ phần Giống cây trồng vật nuôivà nay là xã Bình Khê. Là điểm sáng ở miền núi, có thế mạnh về nông nghiệp đã năng động trong cơ chế mới với bước đi vững chắc, trong những năm qua Bình Khê phát triển khá toàn diện. Năm 2005, Bình Khê được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thờikỳ đổi mới. Từ thực tiễn ởBình Khê có thể rútra những bài học chủ yếu là:
1 - Phát huy thế mạnh, lợi thế của địa phương trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Lâu nay, sản phẩm nổi danh trên thị trường là vải thiều Thanh Hà (Hải Dương). Nhưng vài năm nay, vải thiều Thanh Hà đang bị vải thiều Bình Khê cạnh tranh trên thị trường về chất lượng. Lấy giống từ vải thiều Thanh Hà, nhưng được trồng tại Bình Khê có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp nên quả vải thiều nơi đây có nét đặc sắc riêng: vỏ mỏng, ít gai, màu phớt đỏ, vị ngọt sắc. Thế mạnh của Bình Khê là có khả năng phát triển vùng đất đồi thành những trang trại vải lớn (550 ha) mà ở các địa phương vùng đồng bằng không có được. Nhờ chăm bón có kỹ thuật, những đồi vải thiều ở Bình Khê của nhiều hộ gia đình, cây to đều, tán đẹp, quả sai, làm mát mắt các du khách đến thăm quan.
Vào mùa thu hoạch, ở Bình Khê tấp nập như ngày hội, những thương lái ở các nơi đưa xe về mua vải quả chở đi. Các lò sấy của các thành phần kinh tế hoạt động 24/24h để sấy vải khô dùng dịp lễ tết hay xuất khẩu. Các gia đình đã đổi công, thuê mướn để thu hoạch vải thiều. Sản phẩm vải thiều Bình Khê được các khách sạn, nhàhàng ở thành phố Hạ Long ký hợp đồng mua với số lượng lớn.. Vải thiều Bình Khê còn được đưa lên cửa khẩu Móng Cái, Tân Thanh (Lạng Sơn) để bán sang Trung Quốc, theo tàu thủy đến các châu lục. Ngay ở thủ đô Hà Nội có nhiều vải thiều từ các địa phương tới, nhưng vải thiều Bình Khê vẫn chiếm lĩnh ưu thế về chất lượng, giá bán cao hơn.
Nhận thức được vùng đất có tiềm năng, thế mạnh về cây ăn quả, cây công nghiệp, những năm qua Bình Khê đã lai tạo giống vải thiều phù hợp với đồng đất của địa phương. Tổ chức các đội bảo vệ thực vật hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc vải theo đúng quy trình kỹ thuật. Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Là vùng đất đồi gò, Bình Khê đã xây dựng các công trình thủy lợi để phục vụ cho sản xuất và đời sống. Nhiều kỹ sư trồng trọt tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu, tìm tòi đưa các giống mới có hiệu quả kinh tế cao áp dụng vào đồng đất của địa phương. Cùng với các giống thuần chủng truyền thống, còn có nhiều giống mới chưa từng có như nhãn Hương Chi, cây gỗ sưa, măng tre Điền Trúc, bò lai sin, trâu Mu-ra... Những thành quả đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn khátoàn diện đã giúp Bình Khê đứng vững trong cơ chế thị trường.
2 - Muốn thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trước hết phải coi trọng khâu thủy lợi
Kinh nghiệm ở các địa phương miền núi cho thấy, muốn phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả phải đầu tư vào thủy lợi. Thực tế cho thấy, thủy lợi đi đến đâu cây mầu mọc xanh đến đấy. Dựa vào địa hình của địa phương, Bình Khê đã quy hoạch các hồ xây dựng các đập nước và hệ thống kênh mương cứng hóa, các trạm bơm để chủ động tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Bình Khê đã quy hoạch vùng kinh tế để từ đó có kế hoạch tưới tiêu cho phù hợp với từng loại vùng như lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp... Bình Khê thành lập đội thủy lợi, với đội ngũ cán bộ, công nhân có nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, nắm bắt tình hình để chủ động nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhất là mùa vụ gieo trồng. ở các thôn, có nước về, nhiều trang trại phát triển, những cánh đồng rau màu xanh hơn, mùa nào rau nấy. Các hộ nông dân thi đua nhau thâm canh trên mảnh đất của mình. Lợi thế của Bình Khê gần các khu công nghiệp, thị trấn nên sản phẩm hàng hóa tươi sống có được thị trường tiêuthụ.
Cùng với hàng rau quả, thủy sản, Bình Khê còn trồng các loại hoa phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Những ngày lễ tết nhiều thương lái đến mua đào và các loại hoa khác đưa về Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương để tiêu thụ. Nhờ có thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, Bình Khê đang tập trung đi vào thâm canh, tìm các giống cây, giống con, giống hoa có hiệu quả kinh tế cao trên đồng đất của mình. Với khí hậu mà thiên nhiên ưu đãi, Bình Khê phát triển các loại rau quả, hoa đa dạng, tạo điều kiện cho người dân thâm canh trên mảnh đất của mình, quay vòng với hệ số cao. Hơn nữa, Bình Khê lại nằm trong Khu kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sắp tới có đường cao tốc Nội Bài - Cái Lân chạy qua, là điều kiện thuận lợi để lưu thông hàng hóa từ Bình Khê đến các thành phố, khu công nghiệp quanh vùng và cả nước.
Ở Bình Khê có nhiều hộ gia đình trồng trọt kết hợp chăn nuôi tạo nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. ở mỗi nhà có diện tích trồng cây ăn quả còn nuôi bò để lấy sữa và sinh sản, hoặc nuôi lợn, nuôi cá... Hầu hết các sản phẩm của địa phương đều do thương lái tiêu thụ cho nên giải quyết đầu ra chưa bảo đảm. Vấn đề đặt ra là phải có các doanh nghiệp lớn đứng ra bao tiêu sản phẩm, ký kết các hợp đồng kinh tế hỗ trợ về vốn, giống, phân bón và tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn, việc tiêu thụ sữa tươi ở các hộ nông dân nuôi bò đang bị khó khăn về tiêu thụsản phẩm; vải thiều và các cây ăn quả khác như nhãn, cam, quýt, chuối, mận Tam hoa, mơ... đến mùa vụ thu hoạch cũng tương tự như vậy.
3 - Coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực và từng bước nâng cao dân trí
Lâu nay, Bình Khê vốn là địa phương có nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục của huyện Đông Triều. Qua các thời kỳ, học sinh ở đây được đánh giá là có truyền thống học tập có chất lượng đồng đều. Số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, cao đẳng, đại học đều khá so với quanh vùng và trong tỉnh. Năm 2007, toàn xã có 34 em đỗ đại học và cao đẳng, trong đó có 20 em đỗ đại học. Số học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông đựợc xã đào tạo ngành nghề để cung cấp nguồn lao động cho các thành phần kinh tế, khu công nghiệp, cho xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Không ít người khi có tay nghề vững vàng, có vốn lớn mang về quê hương mở các công ty trách nhiệm hữu hạn, nhà hàng để kinh doanh tạo việc làm cho người lao động. Bình Khê đã nắm bắt khoa học - kỹ thuật, công nghệ để phục vụ cho cuộc sống, đáp ứng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có nhiều mô hình kinh tế trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi đã xử lý môi trường tốt, sản xuất điện không phụ thuộc vào điện lưới quốc gia, đem lại nhiều tiện ích. Đó là sử dụng công nghệ sinh học, từ nước thải chăn nuôi làm hầm bi-ô-ga có lượng khí đủ 40m2 - 60m3/ngày để chạy máy phát điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Thực tế cho thấy, nếu trang trại có từ 20 con lợn trở lên là có thể chạy máy phát điện nhỏ được. Có được mô hình này, Bình Khê đã học ở mô hình trang trại (chăn nuôi lợn - trồng hoa lan) Đan Hoài (Đan Phượng, Hà Tây), các tỉnh Nam Bộ và tham vấn của Trung tâm Khí sinh học quốc gia.
Ngoài ra, xã còn du nhập nhiều ngành nghề mới để tạo việc làm cho người lao động. Nhiều mặt hàng thủ công nghiệp như đồ gốm, đồ mộc, mây tre đan, thêu ... đã có chỗ đứng ở thị trường, kể cả thị trường ngoài nước. Từng bước đẩy mạnh các làng nghề truyền thống, tìm tòi, sáng tạo mẫu mã đẹp đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và của thị trường. Chú trọng bồi dưỡng và giữ “bàn tay vàng” ở các làng nghề, doanh nghiệp tư nhân, khai thác đi đôi với truyền nghề cho cộng đồng dân cư trên địa bàn. Trong thời gian tới, Bình Khê sẽ lựa chọn các giống rau quả trái vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các khách sạn, nhà hàng, thị trường trên cơ sở mở rộng các mô hình trang trại hiện có và các trang trại mới có đầu tư chiều sâu. Chẳng hạn, chuyển cây vải chính vụ sang cây vải ngọt sớm, nhãn lồng muộn, nhãn Hương Chi, trồng hoa trong nhà kính...
4 - Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân chủ cơ sở để xây dựng thôn, bản vững mạnh
Sở dĩ Bình Khê phát triển toàn diện các mặt về kinh tế, chính trị, xã hội là do Đảng ủy và ủy ban nhân dân xã biết tổ chức và vận động quần chúng, khơi dậy lòng tự hào truyền thống quê hương, phát huy quyền dân chủ cơ sở. Hệ thống chính trị được chú trọng củng cố và chăm lo phát triển nên có tác động trực tiếp đến người dân, có nhiệm vụ tổ chức quản lý hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức cuộc sống cộng đồng, nắm bắt nguyện vọng của nhân dân.
Nhờ việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở nên kết quả hoạt động, nhất là trong quản lý ngân sách xã đã góp phần quan trọng vào những thành tựu của công cuộc đổi mới. Các nhiệm vụ như: quản lý đất đai, bảo vệ các công trình thủy lợi, quản lý hộ tịch, bảo đảm an toàn xã hội, các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách, vốn huy động đóng góp, quản lý cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, đầu tư nuôi dưỡng khai thác công sản, tiếp tục được hoàn thiện cơ chế quản lý đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Để nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý, năng lực chuyên môn cán bộ cơ sở, Bình Khê đã thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ gắn chặt với đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh cụ thể một cách phù hợp theo hướng kiện toàn thiết thực và hiệu quả. Không còn tình trạng “đầu ra” của cơ quan đảng và nhà nước là “đầu vào” của cơ sở xã. Sử dụng những sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học về làm cán bộ, công chức ở cơ sở. Thông qua các hoạt động thực tiễn ở cơ sở để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng kiểm tra cán bộ; cán bộ gồm ba thế hệ bổ sung kế tiếp nhau. Thực hiện nghiêm túc việc thăm dò, lắng nghe ý kiến của nhân dân trước khi bầu cử cấp ủy và bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc, công khai và minh bạch theo tiêu chuẩn cán bộ./.
Việt Nam đóng góp tích cực giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng của thế giới và khu vực  (03/07/2008)
I-ran: Một trong những tâm điểm của nền chính trị quốc tế  (03/07/2008)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên