Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tập trung tấn công trấn áp tội phạm trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác và triển khai những nhiệm vụ trọng tâm cuối năm của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Chương trình Quốc gia về phòng, chống tội phạm (PCTP), đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ yêu cầu các lực lượng chức năng tập trung mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.
Hội nghị diễn ra trong chiều 24-10 tại Hà Nội, với sự tham dự của Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương thành viên BCĐ.
Đánh giá tình hình công tác năm 2012, Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định, công tác bảo đảm an ninh trật tự đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng vào việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động đối ngoại của đất nước. Sự gia tăng của các loại tội phạm được kiềm chế, nhất là các tội phạm nguy hiểm như: giết người, tội phạm ma túy, cướp giật…Công tác đấu tranh PCTP về kinh tế, tài chính ngân hàng, tội phạm tham nhũng có nhiều kết quả tốt, được dư luận nhân dân đánh giá cao.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng cho biết: tình hình tội phạm vẫn đang diễn biến phức tạp với nhiều tội phạm mới; các băng nhóm xiết nợ, đòi nợ thuê hoạt động, gây án ở nhiều nơi; tội phạm giết người thân, giết trẻ em xuất hiện nghiêm trọng gây bức xúc trong nhân dân. Số vụ chống người thi hành công vụ gia tăng; tội phạm kinh tế, tham nhũng, ngân hàng diễn ra đặc biệt nghiêm trọng. Tình hình buôn lậu, vận chuyển, buôn bán ma túy số lượng lớn vẫn tiếp diễn với sự xuất hiện của nhiều loại ma túy mới, nguy hiểm…
Báo cáo của BCĐ do Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng BCĐ trình bày tại Hội nghị cho thấy: năm 2012, lực lượng Công an các cấp đã điều tra, khám phá trên 37 ngàn vụ tội phạm xâm phạm trật tự xã hội (đạt tỷ lệ 75,43%), số băng, nhóm tội phạm bị triệt phá tăng 6,22%. Hầu hết các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, dư luận quan tâm đều được điều tra, xử lý kịp thời. Đã phát hiện, điều tra, xử lý trên 11.000 vụ phạm tội về kinh tế, trên 18.000 vụ tội phạm ma túy; truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại hơn 9.000 đối tượng truy nã các loại (tăng 10,7%).
Ý kiến của các thành viên BCĐ tại buổi làm việc đề nghị cần xác định trọng tâm của các kế hoạch, chủ trương trong đấu tranh PCTP. Có ý kiến đề nghị cơ quan chức năng chú ý hơn nữa đến các biện pháp truy thu tài sản trong các vụ án kinh tế, bảo đảm thu hồi tài sản cho Nhà nước. Các thành viên BCĐ cũng đề nghị đưa vào nội dung sửa đổi Bộ Luật Hình sự một số tội phạm mới có hành vi lũng đoạn, thâu tóm ngân hàng.
Ghi nhận những kết quả ban đầu, nhấn mạnh đến diễn biến tội phạm vẫn rất phức tạp trong xã hội, đe dọa cuộc sống bình yên của nhân dân, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn cho rằng, BCĐ chưa làm tròn trách nhiệm của mình, chưa thực sự chủ động trong đấu tranh PCTP. Phân tích nguyên nhân của tình trạng này, Phó Thủ tướng nêu rõ, công tác nắm tình hình chưa thực sự đạt yêu cầu; việc phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền các cấp chưa hiệu quả; quá trình triển khai các biện pháp đấu tranh PCTP chưa thực sự quyết liệt, đồng bộ, còn để xảy ra bị động. Chỉ ra bài học kinh nghiệm, Phó Thủ tướng khẳng định, nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm cao, huy động được sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân thì tội phạm giảm. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên BCĐ tăng cường trách nhiệm của mình theo từng lĩnh vực. “Phải phấn đấu để công tác PCTP phải đến được từng cơ sở, từng khu dân cư”.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu BCĐ hoàn thiện chế độ, chính sách phục vụ Chương trình theo hướng động viên, khen thưởng thường xuyên, kịp thời gương người tốt, việc tốt trong PCTP; nghiên cứu thành lập Quỹ PCTP. Đối với lực lượng chuyên trách, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Công an tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm; kiên quyết, khẩn trương xử lý, triệt phá các ổ nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm; đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh PCTP hình sự, kinh tế, tham nhũng, ma túy; đấu tranh mạnh mẽ đối với tội phạm có hoạt động nổi lên trên các tuyến, địa bàn, các ngành, các lĩnh vực trọng điểm. Xử lý nhanh chóng các vụ án trọng điểm, nghiên cứu, làm rõ kẽ hở trong quản lý kinh tế, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, chỉnh sửa để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.
Đồng chí Hà Thị Khiết tiếp Đoàn Ủy ban Trung ương Đồng minh những người lao động nông nghiệp Triều Tiên  (25/10/2012)
Chính phủ các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương cam kết chống tham nhũng ở mọi góc độ tài chính  (25/10/2012)
Củng cố tình hữu nghị đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia  (25/10/2012)
Tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào giai đoạn 2011 - 2020  (25/10/2012)
Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam  (25/10/2012)
Thúc đẩy hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Thái Lan  (25/10/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên