Nhiều nội dung quan trọng nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4 sẽ được thảo luận tại Phiên họp thứ 11 - Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII
21:47, ngày 12-09-2012
Sáng 12-9-2012, Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Dự kiến, Phiên họp sẽ diễn ra trong khoảng gần 10 ngày (chia làm các đợt: từ ngày 12 đến14-9; từ ngày 17 đến ngày 19-9 và từ ngày 24 đến ngày 26-9). Đây là Phiên họp với nhiều nội dung quan trọng nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIII sẽ diễn ra vào cuối năm 2012.
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị các nội dung cho Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội diễn ra vào cuối năm nay. Phiên họp được tiến hành nhằm tìm những giải pháp góp phần tháo gỡ những vấn đề khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước song song với nhiệm vụ thực hiện kiểm điểm, tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, các dự án Luật được bàn thảo tại Phiên họp lần này đều là những dự luật có tầm quan trọng đặc biệt, được đông đảo cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, nhất là dự thảo Luật Đất đai. Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến đối với Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và báo cáo về kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai. Một nội dung quan trọng khác sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp này là Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là bước chuẩn bị để trình Quốc hội xem xét, quyết định quy trình này tại kỳ họp cuối năm nay. Cũng trong khuôn khổ Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2013, báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 và các báo cáo về công tác tư pháp.
Theo chương trình, tại Phiên họp này, về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về nhiều dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Hộ tịch; Luật Việc làm; Luật Thủ đô; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và đặc biệt Luật Đất đai (sửa đổi)...
Ngay trong sáng 12-9-2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư.
Đây là dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 vừa qua. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung thảo luận các nhóm vấn đề như: Nội dung quy định cho phép viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư; người được miễn đào tạo nghề luật sư; tập sự hành nghề luật sư; kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; quyền, nghĩa vụ của luật sư...
Đối với quy định cho phép viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư, một số ý kiến tại buổi làm việc cho rằng quy định này sẽ sử dụng được lực lượng giảng viên có kiến thức chuyên sâu về luật. Việc tham gia hành nghề luật sư mặt khác cũng tạo điều kiện để các giảng viên được tiếp cận với các vụ việc cụ thể, bổ sung thêm trong bài giảng để từ đó nâng cao chất lượng bài giảng dạy pháp luật trong nhà trường. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với luật viên chức hiện hành. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề xuất tại buổi làm việc không nên ban hành quy định cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được “kiêm nhiệm” hành nghề luật sư để đảm bảo cán bộ giảng dạy chuyên tâm vào công tác giảng dạy.
Cũng trong sáng 12-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2013. Theo báo cáo của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, kết quả triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán năm 2012 của kiểm toán nhà nước có nhiều tiến bộ, công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm toán được tăng cường, chất lượng kiểm toán đã dần được nâng cao, cơ bản hoàn thành các cuộc kiểm toán theo kế hoạch đề ra, trong đó, năm 2012 đã mở rộng cả về số lượng và quy mô của các cuộc kiểm toán chuyên đề, tập trung vào các lĩnh vực được dư luận quan tâm.
Về định hướng kế hoạch kiểm toán năm 2013, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đề nghị kiểm toán nhà nước tăng cường kiểm toán các dự án, công trình lớn, chú trọng kiểm toán triển khai hiệu quả của các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án hoàn thành trong năm 2012 đã được ưu tiên bố trí vốn. Tập trung nguồn lực kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn, sử dụng nhiều vốn và tài sản nhà nước, sản xuất kinh doanh các mặt hàng độc quyền ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống như điện, than, xăng dầu... từ đó đưa ra các nhận định toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, chiến lược đầu tư trong và ngoài ngành, tình hình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước... giúp Quốc hội, Chính phủ có những quyết sách hợp lý trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tập trung kiểm toán chính sách tiền tệ, quá trình sáp nhập, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, tình hình tài chính của các ngân hàng sau tái cơ cấu.
Cho ý kiến về nội dung này, các thành viên của , Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều ghi nhận, đánh giá cao kết quả của kiểm toán nhà nước trong thời gian qua, đồng thời đề nghị kiểm toán nhà nước đơn giản hóa quy trình, thủ tục, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ; lồng ghép các nội dung kiểm toán để tạo điều kiện cho cơ sở được kiểm toán giảm bớt thời gian kiểm toán; tập trung các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh. Có ý kiến đề nghị kiểm toán nhà nước cần tăng cường việc chuyển các nội dung, vụ việc phát hiện được trong quá trình kiểm toán cho các cơ quan chuyên môn, có thẩm quyền giải quyết nhất là các dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần tăng cường chuyển cho cơ quan điều tra vào cuộc, tổ chức điều tra, làm rõ./.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, các dự án Luật được bàn thảo tại Phiên họp lần này đều là những dự luật có tầm quan trọng đặc biệt, được đông đảo cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, nhất là dự thảo Luật Đất đai. Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến đối với Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và báo cáo về kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai. Một nội dung quan trọng khác sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp này là Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là bước chuẩn bị để trình Quốc hội xem xét, quyết định quy trình này tại kỳ họp cuối năm nay. Cũng trong khuôn khổ Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2013, báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 và các báo cáo về công tác tư pháp.
Theo chương trình, tại Phiên họp này, về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về nhiều dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Hộ tịch; Luật Việc làm; Luật Thủ đô; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và đặc biệt Luật Đất đai (sửa đổi)...
Ngay trong sáng 12-9-2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư.
Đây là dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 vừa qua. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung thảo luận các nhóm vấn đề như: Nội dung quy định cho phép viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư; người được miễn đào tạo nghề luật sư; tập sự hành nghề luật sư; kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; quyền, nghĩa vụ của luật sư...
Đối với quy định cho phép viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư, một số ý kiến tại buổi làm việc cho rằng quy định này sẽ sử dụng được lực lượng giảng viên có kiến thức chuyên sâu về luật. Việc tham gia hành nghề luật sư mặt khác cũng tạo điều kiện để các giảng viên được tiếp cận với các vụ việc cụ thể, bổ sung thêm trong bài giảng để từ đó nâng cao chất lượng bài giảng dạy pháp luật trong nhà trường. Quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với luật viên chức hiện hành. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề xuất tại buổi làm việc không nên ban hành quy định cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được “kiêm nhiệm” hành nghề luật sư để đảm bảo cán bộ giảng dạy chuyên tâm vào công tác giảng dạy.
Cũng trong sáng 12-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kế hoạch kiểm toán năm 2013. Theo báo cáo của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, kết quả triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán năm 2012 của kiểm toán nhà nước có nhiều tiến bộ, công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm toán được tăng cường, chất lượng kiểm toán đã dần được nâng cao, cơ bản hoàn thành các cuộc kiểm toán theo kế hoạch đề ra, trong đó, năm 2012 đã mở rộng cả về số lượng và quy mô của các cuộc kiểm toán chuyên đề, tập trung vào các lĩnh vực được dư luận quan tâm.
Về định hướng kế hoạch kiểm toán năm 2013, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đề nghị kiểm toán nhà nước tăng cường kiểm toán các dự án, công trình lớn, chú trọng kiểm toán triển khai hiệu quả của các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án hoàn thành trong năm 2012 đã được ưu tiên bố trí vốn. Tập trung nguồn lực kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn, sử dụng nhiều vốn và tài sản nhà nước, sản xuất kinh doanh các mặt hàng độc quyền ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống như điện, than, xăng dầu... từ đó đưa ra các nhận định toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, chiến lược đầu tư trong và ngoài ngành, tình hình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước... giúp Quốc hội, Chính phủ có những quyết sách hợp lý trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tập trung kiểm toán chính sách tiền tệ, quá trình sáp nhập, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, tình hình tài chính của các ngân hàng sau tái cơ cấu.
Cho ý kiến về nội dung này, các thành viên của , Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều ghi nhận, đánh giá cao kết quả của kiểm toán nhà nước trong thời gian qua, đồng thời đề nghị kiểm toán nhà nước đơn giản hóa quy trình, thủ tục, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ; lồng ghép các nội dung kiểm toán để tạo điều kiện cho cơ sở được kiểm toán giảm bớt thời gian kiểm toán; tập trung các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh. Có ý kiến đề nghị kiểm toán nhà nước cần tăng cường việc chuyển các nội dung, vụ việc phát hiện được trong quá trình kiểm toán cho các cơ quan chuyên môn, có thẩm quyền giải quyết nhất là các dấu hiệu vi phạm pháp luật, cần tăng cường chuyển cho cơ quan điều tra vào cuộc, tổ chức điều tra, làm rõ./.
Tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Xin-ga-po  (12/09/2012)
Giành và giữ nguồn nhân lực chất lượng cao: cuộc cạnh tranh thầm lặng và quyết liệt  (12/09/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên