Việt Nam và UNFPA cùng ứng phó với bạo lực gia đình
21:55, ngày 24-08-2012
Ngày 24-8-2012, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khởi động và ký kết dự án "Xây dựng ứng phó quốc gia đối với bạo lực gia đình" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu chung về giải quyết bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải đã trân thành cảm ơn và đánh giá cao về những hỗ trợ có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, trong đó có các cơ quan của Liên hợp quốc, đặc biệt là UNFPA với công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam thời gian qua; tin tưởng sự phối hợp sẽ ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Thứ trưởng khẳng định: Nhà nước Việt Nam luôn thể hiện rõ quan điểm, chính sách về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình thông qua các văn bản như: Tuyên ngôn độc lập; Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Bộ Luật Lao động; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Dân sự; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình... nhằm bảo vệ hạnh phúc mỗi gia đình Việt Nam, bảo vệ quyền con người của công dân Việt Nam, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Chủ trương và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định "xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại"; do đó, Chính phủ thống nhất quan điểm quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành chỉ đạo, triển khai nhiều hoạt động nhằm đưa Luật phòng, chống bạo lực gia đình và các chính sách liên quan đến gia đình vào cuộc sống, bước đầu đã đạt được kết quả tích cực. Giai đoạn tới, nhiệm vụ xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tiếp tục được thực hiện trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cụ thể là "Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030" đã được ban hành, Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới. Chính phủ Việt Nam khẳng định quyết tâm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng, xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, bà Man-đíp K. O.Bri-en (Mandeep K. O'Brien) cho rằng, thực tế vẫn còn có nhiều việc cần phải làm để thu hút nam giới và trẻ em trai tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và thúc đẩy một xã hội bình đẳng giới. UNFPA cam kết tiếp tục nỗ lực, hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam, các đối tác phát triển và các tổ chức xã hội dân sự vì sự tiến bộ của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Cho rằng bạo lực trên cơ sở giới được xem là một chỉ số then chốt trong việc giám sát việc hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 3 về bình đằng giới ở Việt Nam, UNFPA ưu tiên các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này trong một kế hoạch của Liên hợp quốc giai đoạn 2012-2016.
Dự án "Xây dựng, ứng phó quốc gia đối với bạo lực gia đình giai đoạn 2012-2016" do UNFPA (Quỹ Dân số Liên hợp quốc), Vụ Gia Đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp thực hiện tại Việt Nam với mục tiêu tăng cường năng lực quốc gia trong việc xây dựng và thực hiện ứng phó với bạo lực gia đình nhằm góp phần giảm bạo lực gia đình và bạo lực giới. Dự án thực hiện từ 1-8-2012 đến 31-12-2016 với tổng kinh phí dự kiến 1.846.000 USD trong đó vốn đối ứng là 146.000 USD. Kết thúc dự án, năng lực điều phối của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, các cơ quan hữu quan được nâng cao; một bộ chỉ số thống nhất về phòng, chống bạo lực gia đình được xây dựng và đưa vào sử dụng; gói can thiệp tối thiểu, toàn diện về phòng, chống bạo lực gia đình có tính tới chi phí hiệu quả được xây dựng.../.
Thứ trưởng khẳng định: Nhà nước Việt Nam luôn thể hiện rõ quan điểm, chính sách về xây dựng gia đình và phòng chống bạo lực gia đình thông qua các văn bản như: Tuyên ngôn độc lập; Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Bộ Luật Lao động; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Dân sự; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình... nhằm bảo vệ hạnh phúc mỗi gia đình Việt Nam, bảo vệ quyền con người của công dân Việt Nam, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Chủ trương và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định "xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại"; do đó, Chính phủ thống nhất quan điểm quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phòng, chống bạo lực gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành chỉ đạo, triển khai nhiều hoạt động nhằm đưa Luật phòng, chống bạo lực gia đình và các chính sách liên quan đến gia đình vào cuộc sống, bước đầu đã đạt được kết quả tích cực. Giai đoạn tới, nhiệm vụ xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tiếp tục được thực hiện trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Cụ thể là "Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030" đã được ban hành, Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 sẽ sớm được ban hành trong thời gian tới. Chính phủ Việt Nam khẳng định quyết tâm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng, xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, bà Man-đíp K. O.Bri-en (Mandeep K. O'Brien) cho rằng, thực tế vẫn còn có nhiều việc cần phải làm để thu hút nam giới và trẻ em trai tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và thúc đẩy một xã hội bình đẳng giới. UNFPA cam kết tiếp tục nỗ lực, hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam, các đối tác phát triển và các tổ chức xã hội dân sự vì sự tiến bộ của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Cho rằng bạo lực trên cơ sở giới được xem là một chỉ số then chốt trong việc giám sát việc hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 3 về bình đằng giới ở Việt Nam, UNFPA ưu tiên các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này trong một kế hoạch của Liên hợp quốc giai đoạn 2012-2016.
Dự án "Xây dựng, ứng phó quốc gia đối với bạo lực gia đình giai đoạn 2012-2016" do UNFPA (Quỹ Dân số Liên hợp quốc), Vụ Gia Đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp thực hiện tại Việt Nam với mục tiêu tăng cường năng lực quốc gia trong việc xây dựng và thực hiện ứng phó với bạo lực gia đình nhằm góp phần giảm bạo lực gia đình và bạo lực giới. Dự án thực hiện từ 1-8-2012 đến 31-12-2016 với tổng kinh phí dự kiến 1.846.000 USD trong đó vốn đối ứng là 146.000 USD. Kết thúc dự án, năng lực điều phối của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, các cơ quan hữu quan được nâng cao; một bộ chỉ số thống nhất về phòng, chống bạo lực gia đình được xây dựng và đưa vào sử dụng; gói can thiệp tối thiểu, toàn diện về phòng, chống bạo lực gia đình có tính tới chi phí hiệu quả được xây dựng.../.
Việt Nam – thành viên tích cực của Phong trào Không liên kết  (24/08/2012)
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế  (24/08/2012)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Đông U-ru-goay và kỷ niệm Ngày độc lập của U-crai-na  (24/08/2012)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng mạnh  (24/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên