Việt Nam – thành viên tích cực của Phong trào Không liên kết
21:54, ngày 24-08-2012
TCCSĐT - Ngày 26-8-1976, tại Hội nghị cấp cao Không liên kết lần thứ 5 ở Cô-lôm-bô (Colombo), thủ đô Xri-lan-ca (Srilanka), Việt Nam chính thức gia nhập Phong trào Không liên kết (Non Aligned Movement - NAM), mở ra thời kỳ phát triển mới tích cực và hiệu quả của Việt Nam đối với tổ chức này - một phong trào vì hòa bình lớn nhất thế giới.
Ra đời tháng 9-1961, trong cao trào giải phóng dân tộc và trong bối cảnh Chiến tranh lạnh đe dọa bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới, Phong trào Không liên kết, đã xác định tôn chỉ mục đích hoạt động vì quyền tự quyết của các dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, vì hòa bình, trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ, tăng cường tình hữu nghị. Đó là cơ sở khiến Phong trào nhanh chóng thu hút các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cùng đoàn kết gìn giữ độc lập của dân tộc mình và bảo vệ hòa bình thế giới.
Thời điểm ra đời Phong trào Không liên kết, cũng là thời kỳ Việt Nam đang tiến hành cuộc đấu tranh gian khổ và anh dũng chống đế quốc xâm lược, giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc. Nên hơn ai hết, Việt Nam đánh giá cao và coi trọng những mục tiêu nguyên tắc cao cả của Phong trào Không liên kết sớm gắn bó và có nhiều đóng góp tích cực đối với Phong trào, ngay cả khi chưa là thành viên chính thức.
Dấu mốc đầu tiên có ý nghĩa là tại Hội nghị Á – Phi ở Băng-đung (Bandung) thuộc In-đô-nê-xi-a năm 1955, được coi là tiền thân của Phong trào Không liên kết, Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu được mời tham dự, đã tích cực thúc đẩy đoàn kết giữa các nước mới giành độc lập, góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản – sau này trở thành tôn chỉ nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của Phong trào Không liên kết. Trong những năm 60-70 thế kỷ XX, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh vì độc lập, quyền tự quyết và phát triển của các nước Không liên kết và đang phát triển.
Đặc biệt, từ khi gia nhập Phong trào Không liên kết năm 1976 đến nay, Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia vào các hoạt động của Phong trào, coi đó là chủ trương nhất quán, một bộ phận quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước. Việt Nam đã tham dự tất cả các Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, phối hợp tích cực với các nước thành viên trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Việt Nam chủ động đóng góp vào việc xây dựng các văn kiện quan trọng, đề xuất nhiều khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao vai trò, vị thế của Phong trào trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước thành viên trên tinh thần đoàn kết, hợp tác vì lợi ích chung và chú trọng mở rộng quan hệ kinh tế, triển khai các hình thức giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục cũng như sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm phát triển ổn định tình hình chính trị, kinh tế đất nước. Hiện nay, khi thế giới đang phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, tài chính, năng lượng, biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đề nghị các nước Không liên kết tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các diễn đàn và thể chế quốc tế quan trọng nhằm triển khai có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy kinh tế, cải cách hệ thống tài chính quốc tế, hỗ trợ nguồn lực cho các nước đang phát triển.
Hơn 50 năm ra đời và phát triển của Phong trào Không liên kết cũng là chặng đường Việt Nam gắn bó với Phong trào. Mặc dù mới trải qua hơn 35 năm trở thành thành viên chính thức, nhưng Việt Nam được coi là một trong những nước có những đóng góp quan trọng vào những mục tiêu và quá trình hình thành Phong trào Không liên kết. Trưởng Ban Thông tin Ủy ban Đoàn kết Á – Phi ông Pha-truy La-bít (Fakhry Labib) khẳng định rằng, Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển của Phong trào, thúc đẩy tình đoàn kết giữa các nước thành viên, là nguồn động viên cổ vũ cho các dân tộc Á – Phi , Mỹ đứng lên đấu tranh giành độc lập, hòa bình.
Trong hai ngày 30 và 31-8-2012, Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết lần thứ 6 sẽ được tổ chức tại thủ đô Tê-hê-ran của I-ran. Vì sự phát triển của Phong trào, Việt Nam sẽ tiếp tục cùng đồng hành với các nước thành viên, có thêm những đóng góp thiết thực vào mục tiêu cao cả của Phong trào là vì hòa bình và bảo vệ hòa bình thế giới./
Thời điểm ra đời Phong trào Không liên kết, cũng là thời kỳ Việt Nam đang tiến hành cuộc đấu tranh gian khổ và anh dũng chống đế quốc xâm lược, giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc. Nên hơn ai hết, Việt Nam đánh giá cao và coi trọng những mục tiêu nguyên tắc cao cả của Phong trào Không liên kết sớm gắn bó và có nhiều đóng góp tích cực đối với Phong trào, ngay cả khi chưa là thành viên chính thức.
Dấu mốc đầu tiên có ý nghĩa là tại Hội nghị Á – Phi ở Băng-đung (Bandung) thuộc In-đô-nê-xi-a năm 1955, được coi là tiền thân của Phong trào Không liên kết, Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu được mời tham dự, đã tích cực thúc đẩy đoàn kết giữa các nước mới giành độc lập, góp phần xác lập những nguyên tắc cơ bản – sau này trở thành tôn chỉ nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của Phong trào Không liên kết. Trong những năm 60-70 thế kỷ XX, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh vì độc lập, quyền tự quyết và phát triển của các nước Không liên kết và đang phát triển.
Đặc biệt, từ khi gia nhập Phong trào Không liên kết năm 1976 đến nay, Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia vào các hoạt động của Phong trào, coi đó là chủ trương nhất quán, một bộ phận quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước. Việt Nam đã tham dự tất cả các Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, phối hợp tích cực với các nước thành viên trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Việt Nam chủ động đóng góp vào việc xây dựng các văn kiện quan trọng, đề xuất nhiều khuyến nghị cụ thể nhằm nâng cao vai trò, vị thế của Phong trào trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước thành viên trên tinh thần đoàn kết, hợp tác vì lợi ích chung và chú trọng mở rộng quan hệ kinh tế, triển khai các hình thức giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục cũng như sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm phát triển ổn định tình hình chính trị, kinh tế đất nước. Hiện nay, khi thế giới đang phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, tài chính, năng lượng, biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đề nghị các nước Không liên kết tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các diễn đàn và thể chế quốc tế quan trọng nhằm triển khai có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy kinh tế, cải cách hệ thống tài chính quốc tế, hỗ trợ nguồn lực cho các nước đang phát triển.
Hơn 50 năm ra đời và phát triển của Phong trào Không liên kết cũng là chặng đường Việt Nam gắn bó với Phong trào. Mặc dù mới trải qua hơn 35 năm trở thành thành viên chính thức, nhưng Việt Nam được coi là một trong những nước có những đóng góp quan trọng vào những mục tiêu và quá trình hình thành Phong trào Không liên kết. Trưởng Ban Thông tin Ủy ban Đoàn kết Á – Phi ông Pha-truy La-bít (Fakhry Labib) khẳng định rằng, Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển của Phong trào, thúc đẩy tình đoàn kết giữa các nước thành viên, là nguồn động viên cổ vũ cho các dân tộc Á – Phi , Mỹ đứng lên đấu tranh giành độc lập, hòa bình.
Trong hai ngày 30 và 31-8-2012, Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết lần thứ 6 sẽ được tổ chức tại thủ đô Tê-hê-ran của I-ran. Vì sự phát triển của Phong trào, Việt Nam sẽ tiếp tục cùng đồng hành với các nước thành viên, có thêm những đóng góp thiết thực vào mục tiêu cao cả của Phong trào là vì hòa bình và bảo vệ hòa bình thế giới./
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế  (24/08/2012)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Đông U-ru-goay và kỷ niệm Ngày độc lập của U-crai-na  (24/08/2012)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng mạnh  (24/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên