Hội thảo “Quy trình thẩm định nguồn tin trong các cơ quan báo chí”
Môi trường báo chí Việt Nam có tới gần 800 cơ quan báo chí và hơn 17.000 nhà báo hoạt động chuyên nghiệp, số lượng tin, bài được độc giả tiếp nhận mỗi ngày là một con số khổng lồ. Với khối lượng thông tin đó, nếu không được thẩm tra, kiểm định độ chính xác một cách cẩn trọng và có trách nhiệm tất yếu sẽ dẫn đến hiện tượng đưa tin sai lệch, gây hoang mang trong dư luận. Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh các cơ quan báo chí đều đang lúng túng trong việc đi đến một nhận thức chung về quy trình chuẩn nhằm xác minh độ chính xác của nguồn tin. Các chủ đề thảo luận chủ yếu xoay quanh vấn đề thực trạng, những thuận lợi và khó khăn của việc thẩm định nguồn tin, những kinh nghiệm thực tiễn thu được từ quá trình sản xuất tin, bài ở các tòa soạn và vai trò của cơ quan chức năng như một nguồn tin chính thống, có độ tin cậy cao.
Nhiều đại biểu thẳng thắn đề nghị cần phải có một chế tài xử phạt các vi phạm đối với hành vi làm báo câu khách, khai thác thông tin đời tư, thông tin không được kiểm chứng và dẫn nguồn. Cùng với đó, việc bảo mật nguồn tin, khai thác nguồn tin như thế nào từ phía các đơn vị từ chối cung cấp cũng là một chủ đề được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Đồng chí Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền Thông) đánh giá cao vai trò của hội thảo trong việc tạo cơ hội cho các cơ quan báo chí có dịp trao đổi, học tập kinh nghiệm, qua đó cải thiện chất lượng biên tập, xử lý tin, bài. Trong thời đại bùng nổ thông tin và các phương tiện truyền thông như hiện nay, công tác thẩm định nguồn tin chính là thước đo uy tín và sự tin cậy của một tòa soạn. Những ý kiến chân thành, thẳng thắn từ các đại biểu đã góp phần giúp cho các cơ quan báo chí từng bước tự xây dựng cho mình một quy trình xử lý thông tin linh hoạt và hiệu quả hơn, giúp bạn đọc nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng, chính xác./.
Mỹ, Nhật Bản, EU cáo buộc Ác-hen-ti-na áp đặt hạn chế nhập khẩu một cách bất hợp pháp  (22/08/2012)
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước I-ran và Ai Cập đang được làm ấm lên  (22/08/2012)
Khởi động dự án "Hỗ trợ năng lực thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020"  (22/08/2012)
Hà Nội tiếp tục được bầu chọn là điểm đến hấp dẫn thứ 6 châu Á  (22/08/2012)
Nga chính thức trở thành thành viên thứ 156 của WTO  (22/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên