Khai thác nguồn lực để thúc đẩy Khu kinh tế Dung Quất
Cuộc đối thoại do Cổng thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với VTV Đà Nẵng và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi tổ chức ngày 12-8.
Tại buổi đối thoại, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa cho rằng, những con số phản ánh kết quả xây dựng đầu tư và phát triển tại Khu kinh tế Dung Quất thời gian qua đã chứng minh chủ trương xây dựng Khu kinh tế Dung Quất là đúng đắn; Khu kinh tế Dung Quất là một trong những khu kinh tế ven biển được đánh giá là thành công nhất.
Sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất mở ra sự phát triển kinh tế của Quảng Ngãi trong thời kỳ mới đặc biệt là sự phát triển của các loại hình kinh tế với quy mô lớn hơn, đồng bộ, vững chắc hơn.
Ngoài hiệu quả về kinh tế thì Khu kinh tế Dung Quất còn tác động lớn về mặt xã hội. Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi Cù Thị Thanh Mai cho biết, Khu kinh tế Dung Quất đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo việc làm của tỉnh Quảng Ngãi. Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm nông nghiệp.
Nếu như năm 2005, tỷ trọng lao động nông nghiệp của Quảng Ngãi là 67,8% thì tới 2010, tỷ lệ này giảm xuống còn 61%. Tỷ lệ lao động trong công nghiệp, xây dựng của tỉnh năm 2005 là 12,69%, năm 2010 là 17%. Tỷ lệ lao động trong thương mại, dịch vụ của tỉnh năm 2005 là 19,83%, năm 2010 là 22%.
Về việc làm, năm 2011, Dung Quất đã giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động, trong đó lao động của Quảng Ngãi chiếm 77,8%. Mặc dù vậy, vấn đề tạo việc làm vẫn đang gây áp lực về nhu cầu nhân lực cao cho tỉnh Quảng Ngãi nói chung và Khu kinh tế Dung Quất nói riêng.
Hiện nay, lao động cho Khu kinh tế Dung Quất là 13.500 người, đến 2015 ước tính sẽ phải tăng lên 25.000 người, tức là tăng 46%. Chính vì vậy, bà Cù Thị Thanh Mai cho rằng, để giải quyết áp lực này, Quảng Ngãi đã có đề án chung về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trong đó có nội dung riêng là phát triển nhân lực xã hội qua đào tạo và đào tạo nghề. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có đề án riêng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trao đổi về việc trước đây hoạt động của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất trực thuộc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, về sau được chuyển cho tỉnh Quảng Ngãi quản lý, ông Phạm Như Sô, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, cho rằng có cả thuận lợi và thách thức.
Thuận lợi vì việc quản lý, đầu tư, phát triển khu kinh tế gắn với việc quản lý chính quyền địa phương, cơ sở, từ đó có thể huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường.
Tuy nhiên, cũng có những khó khăn nhất định mà lớn nhất là vấn đề nguồn lực tài chính để phục vụ phát triển khu kinh tế, mở rộng khu kinh tế. Trước đây, nếu như nguồn ngân sách 126 (theo Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển) có năm lên tới 500 tỷ đồng thì nay chỉ còn 100 tỷ đồng. So với nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng, đảm bảo vấn đề xã hội và môi trường là rất khó khăn.
Ông Phạm Như Sô kiến nghị cần có một cơ chế đặc thù cho Dung Quất để nguồn thu có thể hỗ trợ lại, thực hiện tốt hơn chủ trương phát triển kinh tế tế đi liền đảm bảo môi trường và các vấn đề xã hội. Về vấn đề này ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng, trong bối cảnh nguồn lực còn khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn eo hẹp như hiện nay thì nên chú ý đến những nguồn đầu tư tư nhân trong và ngoài nước thông qua các hình thức đầu tư BOT, PPP…
Ông Vũ Đại Thắng cho biết, trong thời gian tới Nhà nước sẽ tiếp tục chú trọng đầu tư cho Khu kinh tế Dung Quất; mới đây, trong quá trình rà soát sắp xếp lại các khu kinh tế của cả nước, cụm Khu kinh tế Chu Lai và Dung Quất đã được trình Chính phủ chọn là một trong những trọng điểm về khu kinh tế của cả nước tập trung đầu tư ngân sách trong giai đoạn 2013-2015. “Chúng tôi xin khẳng định, thời gian tới, khả năng đầu tư cho Dung Quất bằng nguồn ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục” - ông Thắng nhấn mạnh.
Tháng 1-2011, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 124/QĐ- TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2015, theo đó, diện tích khu kinh tế từ 10.300ha hiện có được nâng lên ở mức hơn 45.300ha, tức là tăng 4,5 lần. Việc mở rộng như vậy tạo điều kiện để Quảng Ngãi và trực tiếp là Ban quản lý khu kinh tế rộng cửa hơn trong việc thu hút đầu tư./.
IEA hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ năm nay và năm tới  (12/08/2012)
Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Lào ở Ấn Độ  (12/08/2012)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Lào  (11/08/2012)
Giao lưu “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”  (11/08/2012)
Kiểm tra việc thực hiện dự án điện lực Duyên Hải I  (11/08/2012)
"Gặp gỡ Việt - Nhật 2012" được tổ chức vào tháng 9  (11/08/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên