Kỳ họp thứ 4 Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương
Từ tháng 4-2012 đến nay, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã triển khai các nhiệm vụ trọng tâm: xây dựng hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Đề án khoa học độc lập cấp Nhà nước “Xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam"; ra mắt Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật số đầu tiên nhân kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Hội đồng phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức Hội nghị Báo chí văn nghệ toàn quốc; tổ chức các cuộc tọa đàm về phê bình nghệ thuật theo từng chuyên ngành. Hội đồng tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ làm công tác phê bình văn học, nghệ thuật ở các địa phương, các Hội Văn học nghệ thuật Trung ương; phóng viên, biên tập viên văn nghệ của các cơ quan báo chí…
Thời gian tới, Hội đồng sẽ khởi động việc xét tặng thưởng các bài viết, công trình lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2011-2012; tiếp tục hoàn thiện thủ tục Đề án khoa học độc lập cấp Nhà nước "Xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam"; tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc "Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử", dự kiến tổ chức tháng 11-2012. Hội đồng tiếp tục khảo sát tình hình triển khai Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị với một số bộ, ngành, địa phương, nhất là triển khai một số cơ chế, chính sách để thúc đẩy hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật.
Thay mặt Ban Bí thư và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Đinh Thế Huynh đánh giá cao hoạt động của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương thời gian qua. Nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ của Hội đồng trong thời gian tới, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Hội đồng cần quán triệt sâu sắc mục đích, yêu cầu, nội dung của Đề án khoa học “Xây dựng nền Lý luận văn nghệ Việt Nam”. Xây dựng nền lý luận văn nghệ Việt Nam về bản chất là nền lý luận văn nghệ cách mạng Việt Nam. Do vậy, khi triển khai, Hội đồng cần quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mỹ học Mác xít và đường lối văn nghệ của Đảng, đồng thời tiếp thu những thành tựu tiến bộ của lý luận, phê bình của các nước trên thế giới.
Đồng tình với chủ đề cuộc Hội thảo khoa học toàn quốc “Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử”, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Giáo dục lịch sử dân tộc là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng nền văn hóa, xây dựng phẩm chất, nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam. Giáo dục lịch sử dân tộc bằng các tác phẩm văn học, nghệ thuật bằng đề tài lịch sử là phương pháp có tác dụng tích cực và sâu rộng, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn, cốt cách của mỗi con người Việt Nam. Cần có nhiều hơn nữa tác phẩm văn học, nghệ thuật hấp dẫn, sâu sắc, tái hiện sinh động lịch sử, làm lay động, cuốn hút tâm hồn, tình cảm của công chúng nhưng cần bảo đảm sự chân thật lịch sử, không bóp méo sự thật lịch sử. Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị Hội đồng cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của Hội thảo để xây dựng kế hoạch và tiến hành đồng bộ các giải pháp, bảo đảm Hội thảo đạt kết quả thiết thực.
Đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương cần rút kinh nghiệm về việc phát hành số đầu tiên Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật để hình thành một chương trình tổng thể từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của Tạp chí, tạo thế đứng vững chắc của Tạp chí trong lòng bạn đọc, phấn đấu để Tạp chí ngày càng hay hơn, đẹp hơn và có sức hấp dẫn hơn trong lòng công chúng. Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương chú ý nghiên cứu kỹ, cẩn trọng, coi trọng nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính giáo dục trong đấu tranh chống quan điểm sai trái trong văn học nghệ thuật.
Tại kỳ họp này, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương thảo luận, cho ý kiến về kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử”. Hội thảo sẽ hướng vào các mục tiêu cơ bản: giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử; làm rõ hơn động cơ tìm kiếm sáng tạo về đề tài này; phê phán các động cơ, nhận thức lệch lạc phương hại đến lịch sử và nghệ thuật. Hội thảo cũng nhằm tạo cơ sở lý luận và nhận thức vững chắc để các nghệ sỹ tìm tòi, khám phá sâu sắc hơn về đề tài lịch sử./.
Không quân Nga sẽ được trang bị 80% vũ khí hiện đại trong 10 năm tới  (10/08/2012)
Điện mừng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước  (10/08/2012)
Việt Nam - Lào thúc đẩy hợp tác toàn diện  (10/08/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên