Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 30-7 đến ngày 5-8-2012)
20:00, ngày 08-08-2012
TCCSĐT - Tuần qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa tạm thời đứng ra bảo lãnh cho Hy Lạp được cấp thêm tín dụng, tránh để Athens bị mất khả năng thanh toán, qua đó giúp Hy Lạp "cầm cự" được đến tháng 9 tới. Sự can thiệp nói trên của ECB vào Hy Lạp là một ngoại lệ và định chế tài chính này cho biết, sẽ không cứu xét thêm bất kỳ trường hợp nào nữa, kể cả khi được một vài thành viên khác trong Eurozone yêu cầu can thiệp.
1. Tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone cao kỷ lục
Ngày 30-7-2012, theo số liệu mới công bố của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), đã có thêm 123.000 người rơi vào tình trạng thất nghiệp tại Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng Sáu, nâng tỷ lệ thất nghiệp của khu vực này lên con số kỷ lục 11,2%, mức cao nhất kể từ khi Eurozone được thành lập. Số liệu trên cho thấy đây là một dấu hiệu nữa cho thấy tình cảnh kinh tế khó khăn của khu vực khi những hy vọng về khả năng ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) trong tuần này ra tay giải cứu Eurozone đang phai nhạt dần. Trên thực tế, tỷ lệ thất nghiệp của mỗi thành viên Eurozone có sự khác biệt rất lớn, từ mức chỉ 4,5% tại Áo cho đến mức cao “ngất ngưởng” 24,8% tại Tây Ban Nha. Không chỉ đối mặt với vấn đề thất nghiệp cao, tình hình nợ công tại Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone, vẫn diễn biến rất phức tạp. Theo các số liệu thống kê chính thức, trong năm tháng đầu năm, các nhà đầu tư đã rút tổng cộng 163,19 tỉ euro, lượng vốn lớn nhất bị rút khỏi Tây Ban Nha kể từ năm 1990. Chỉ tính riêng tháng Năm, số vốn “tìm nơi ẩn náu” ở nước ngoài đã lên tới 41,3 tỉ euro, so với con số 68,3 tỉ euro của cả năm 2011.
2. FAO kêu gọi phát triển khoa học công nghệ để chống đói nghèo
Ngày 30-7-2012, tại diễn đàn Hội nghị quốc tế về xã hội học nông thôn, đang diễn ra ở thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) José Graziano da Silva đã kêu gọi tăng cường khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả của cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu. Theo ông J.Silva một trong những thách thức lớn nhất nhằm bảo đảm an ninh lương thực chống đói nghèo là sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ để hiểu rõ hơn và cải thiện cuộc sống dân cư nông thôn trên khắp thế giới. Để đáp ứng thách thức này, thế giới cần các nhà khoa học công nghệ đưa những tri thức của họ ra ngoài bức tường các trường đại học. Tổng Giám đốc FAO nêu rõ những vấn đề bức xúc nhất trong cuộc chiến chống đói nghèo là mất an ninh lương thực, thiếu dinh dưỡng, lương thực không an toàn, cạnh tranh bất bình đẳng giữa các nông dân sản xuất lớn và nông dân sản xuất nhỏ. Ông kêu gọi các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu trong các lĩnh vực này để thúc đẩy các cuộc thảo luận về đầu tư có trách nhiệm vào nông nghiệp và an ninh lương thực để giúp nhiều người trên thế giới được hưởng các khẩu phần ăn lành mạnh dựa trên nguồn lương thực thực phẩm tươi và sạch không chỉ cần giảm chi phí vận chuyển và lưu kho mà còn cần giảm lãng phí và tổn thất lương thực.
3. ASEAN và Nhật Bản sẽ tăng cường chống khủng bố
Trong tuyên bố ra ngày 31-7-2012, Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết ASEAN-Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận tại Đối thoại chống khủng bố ASEAN-Nhật Bản lần thứ 7 (Đối thoại AJCT) tổ chức tại Cebu, Philippines từ ngày 24 đến 26-7-2012. Theo đó, ASEAN và Nhật Bản đã nhất trí tập trung hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như chống vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN) và chống khủng bố mạng như một phần của nỗ lực không ngừng trong cuộc chiến chống khủng bố. Các lĩnh vực ưu tiên khác bao gồm an ninh vận tải, kiểm soát biên giới và nhập cư, thực thi pháp luật, an ninh hàng hải và xây dựng năng lực. Cuộc họp đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn hai của Đối thoại AJCT (2012-2015) và là cơ hội tốt để các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản trao đổi thông tin về nỗ lực chống khủng bố. Đại sứ phụ trách hợp tác quốc tế chống khủng bố và tội phạm có tổ chức quốc tế và Đại sứ phụ trách chính sách mạng của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Tamotsu Shinotsuka cho biết Tokyo sẵn sàng hỗ trợ ASEAN trong cuộc chiến chống khủng bố thông qua hỗ trợ năng lực xây dựng các sáng kiến và hoạt động. Ông T. Shinotsuka cũng khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục tài trợ cho những nỗ lực này thông qua Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF).
4. Bạo lực đẫm máu nhất tại Iraq trong 2 năm qua
Ngày 1-8-2012, theo một báo cáo chính thức của Chính phủ Iraq, tháng 7-2012 đã trở thành tháng đẫm máu nhất tại Iraq trong gần 2 năm qua, với tổng cộng 325 người thiệt mạng trong các vụ tấn công. Số liệu tổng hợp từ Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng Iraq cho thấy trong số 325 người thiệt mạng nói trên, có tới 241 người là dân thường, 40 cảnh sát và 44 binh sĩ. Trong khi đó, số người bị thương trong các vụ bạo lực diễn ra trong tháng 7 là 697 người, trong đó có 480 dân thường, 122 cảnh sát và 95 binh sĩ. Đây là số liệu thương vong cao nhất hàng tháng mà Chính phủ Iraq công bố kể từ tháng 8-2010, tháng có 426 người bị chết và 838 người bị thương trong các vụ tấn công. Theo một số nguồn tin an ninh, trên thực tế con số thương vong trong tháng 7 vừa qua có thể còn lớn hơn số liệu được Chính phủ Iraq công bố. Giới phân tích nhận định nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng tại Iraq xuất phát từ những căng thẳng chính trị ngay trong nội bộ nước này và sự bất ổn kéo dài 17 tháng qua tại quốc gia láng giềng Syria. Trong tháng 7 vừa qua, ngày 23 đã trở thành ngày đẫm máu nhất ở Iraq kể từ tháng 12-2009 tới nay, với 29 vụ đánh bom liên tiếp tại 19 thành phố, làm 113 người thiệt mạng và 259 người bị thương. Nhóm vũ trang mang tên Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI) thuộc tổ chức khủng bố Al Qaeđa đã nhận tiến hành các vụ bạo lực kể trên, đồng thời tuyên bố loạt vụ đánh bom này đánh dấu sự mở màn cho một chiến dịch tấn công mới của mạng lưới này.
5. Phiên tòa thế kỷ tại Brazil
Ngày 2-8-2012, phiên tòa được mệnh danh là “phiên tòa thế kỷ” đã diễn ra tại thủ đô Brazil. 38 bị cáo, trong đó có nhiều cựu bộ trưởng, cựu nghị sỹ và doanh nghiệp, trong một vụ bê bối tham nhũng chính trị được cho là lớn nhất tại nước này và từng làm chao đảo chính phủ của cựu Tổng thống Luiz Lula da Silva. Những người này bị cáo buộc hối lộ các nhà lập pháp để đổi lấy sự ủng hộ trong các chính sách. Trong số những người phải ra tòa có lãnh đạo của Đảng lao động (PT) cầm quyền tại Brazil từ cách đây 10 năm như: cựu Bộ trưởng José Dirceu - Chánh văn phòng Phủ Tổng thống, Luiz Gushiken (Bộ thông tin), Anderson Adauto (Bộ Giao thông), và hơn 10 cựu nghị sỹ của 4 đảng tham gia liên minh cầm quyền của ông L.Silva. Các bị cáo - hiện nay đang được tự do đều tuyên bố vô tội sẽ phải trả lời trước các cáo buộc như: cấu kết để phạm tội, tham ô, rửa tiền và gian lận, mà trong trường hợp bị kết tội có thể bị lĩnh án 45 năm tù giam. Theo dự kiến, bản án sẽ được công bố vào giữa tháng 9 tới. Cựu Tổng thống Brazil Luiz Lula da Silva, người sáng lập Đảng lao động, không bị ra tòa trong vụ này và luôn phủ nhận việc ông biết sự tồn tại của hoạt động bất hợp pháp như vậy. Trong thông cáo trước vụ xét xử, Đảng lao động khẳng định, không có sự mua phiếu cũng như hối lộ tiền hàng tháng để các nghị sỹ bỏ phiếu ủng hộ chính phủ tại Quốc hội. Phiên tòa xét xử lần này cũng ít nhiều có ảnh hưởng tới đương kim Tổng thống Dilma Rousseff. Nhiều học giả cho rằng, vụ bê bối lần này sẽ không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử của Brazil trong tương lai.
6. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về Syria
Ngày 3-8-2012, với 133 phiếu thuận, 12 phiếu chống và 31 phiếu trắng, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về tình hình Syria hiện nay. Theo nghị quyết trên, Đại hội đồng Liên hợp quốc lên án Chính phủ Syria, đồng thời yêu cầu tất cả các bên ở nước này chấm dứt tất cả các hình thức bạo lực và khởi động một tiến trình chuyển tiếp chính trị sau 17 tháng giao tranh giữa lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad và các chiến binh đối lập. Nghị quyết không mang tính ràng buộc do Arập Xêút soạn thảo nói trên bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình trạng bạo lực leo thang ở Syria, lên án nhà chức trách Syria “sử dụng ngày càng nhiều vũ khí hạng nặng cũng như tiếp tục xâm phạm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản một cách tràn lan, trắng trợn và có hệ thống”. Văn kiện này cũng yêu cầu Đại hội đồng “chỉ trích Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không nhất trí về các biện pháp nhằm đảm bảo nhà chức trách Syria tuân thủ các quyết định của Hội đồng Bảo an. Cùng ngày, Nga đã chỉ trích nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Syria, cho rằng văn kiện này bênh vực một cách “trắng trợn” các nhóm quân nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad. Trong khi đó, phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc Vương Dân cho rằng việc gây sức ép lên một bên sẽ không góp phần giải quyết vấn đề ở Syria mà chỉ làm trệch hướng về một giải pháp chính trị cho vấn đề này, khiến tình hình thêm bất ổn và làm cuộc khủng hoảng lan rộng ra những nước khác trong khu vực, từ đó phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực. Trước đó, cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi đã kêu gọi Nga và Mỹ gánh vác trách nhiệm cứu Syria khỏi cuộc nội chiến thảm khốc khi ông thông báo rút khỏi cương vị phái viên quốc tế về Syria.
7. Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 44 sẽ tổ chức vào cuối tháng 8 tại Campuchia
Ngày 4-8-2012, Bộ Thương mại Campuchia ra thông cáo báo chí cho biết Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 44 cùng các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại tỉnh Xiêm Riệp của nước này từ ngày 25-8 đến ngày 1-9. Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ khai mạc hội nghị AEM lần thứ 44 vào ngày 27-8. Theo chương trình dự kiến, Hội nghị sẽ thảo luận các chủ đề liên quan đến tự do thương mại và hợp tác kinh tế trong 10 nước thành viên ASEAN và các nước đối thoại bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Ấn Độ và Canađa. Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cũng sẽ có các hội nghị chung với Hội đồng Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) và Hội đồng Khu vực đầu tư ASEAN. Ngoài ra, sẽ có một cuộc họp tham vấn giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với người đứng đầu Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Trong khuôn khổ các hoạt động còn có Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN-Mỹ và Triển lãm dệt may của chủ nhà Campuchia.
8. Trung Quốc triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả và buôn bán nội tạng người với quy mô lớn
Ngày 5-8-2012, theo thông báo được Bộ Công an Trung Quốc công bố, trong chiến dịch truy quét này, các lực lượng chức năng triệt phá một đường dây sản xuất và tiêu thụ thuốc giả quy mô lớn, bắt giữ hơn 1.900 nghi phạm, thu giữ số thuốc giả cùng nhiều nhãn mác thương hiệu liên quan, bao bì và giấy hướng dẫn sử dụng trị giá 1,16 tỉ nhân dân tệ (khoảng 182 triệu USD). Hầu hết số thuốc giả bị thu giữ là những thuốc liên quan tới điều trị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh ngoài da, các bệnh nan y hoặc ung thư... Số thuốc giả này có thể gây tổn hại tới gan, thận, dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc khiến tim ngừng đập. Hơn 18.000 cảnh sát đã được huy động để tham gia chiến dịch từ ngày 25-7 nhằm triệt phá các đường dây sản xuất và lưu hành thuốc giả trên toàn quốc này. Trước đó, ngày 4-8, công an Trung Quốc cũng đã bắt giữ 137 đối tượng tình nghi, giải cứu được 127 người bán nội tạng. Theo cảnh sát, những đối tượng tổ chức hoạt động này thường qua Internet dụ dỗ người bán để kiếm lợi nhuận lớn từ các giao dịch buôn bán nội tạng. Hoạt động buôn bán này gây nguy hiểm cho sức khỏe những người bán đồng thời tạo gánh nặng tài chính cho phía người mua. Thống kê từ Bộ Y tế Trung Quốc cho thấy khoảng 1,5 triệu người nước này cần được cấy ghép cơ quan nội tạng mới nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 10.000 ca được thực hiện do thiếu nguồn hiến tặng. Tình trạng này đã dẫn tới hình thành thị trường "chợ đen" buôn bán nội tạng người.
9. ECB cấp tín dụng khẩn cấp cho Hy Lạp
Tuần qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa tạm thời đứng ra bảo lãnh cho Hy Lạp được cấp thêm tín dụng, tránh để Athens bị mất khả năng thanh toán, qua đó giúp Hy Lạp "cầm cự" được đến tháng 9 tới. Theo quyết định mới nhất, ECB đã đồng ý đứng ra bảo lãnh để Hy Lạp có thể vay 4 tỉ euro tín dụng. Biện pháp này giúp Hy Lạp huy động được 7 tỉ euro tín dụng cần thiết, trong đó 3 tỉ euro được Ngân hàng Trung ương Hy Lạp bảo lãnh và 4 tỉ còn lại do ECB bảo đảm. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Hy Lạp đang chờ để được ba nhà tài trợ quốc tế gồm Liên minh châu Âu (EU), ECB và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giải ngân thêm một khoản cứu trợ mới trị giá 31 tỉ USD vào tháng 9 tới. Hy Lạp là mắt xích yếu nhất trong khu vực 17 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Athens đã nhận được hai gói cứu trợ tài chính của quốc tế với tổng giá trị lên tới 380 tỉ euro, được chia thành nhiều giai đoạn. Để nhận được khoản trợ giúp này, chính quyền Hy Lạp phải thực hiện một loạt các biện pháp kinh tế khắc khổ nhằm giảm nợ công và thâm hụt ngân sách. Và trong tháng 8 này, Aten phải thanh toán các khoản nợ đáo hạn, trong khi khoản hỗ trợ của châu Âu và IMF chỉ được giải ngân vào tháng sau. Sự can thiệp nói trên của ECB vào Hy Lạp là một ngoại lệ và định chế tài chính này cho biết sẽ không cứu xét thêm bất kỳ trường hợp nào nữa, kể cả khi được một vài thành viên khác trong Eurozone yêu cầu can thiệp.
10. Thiên tai, lũ lụt xảy ra ở nhiều nước châu Á
Tuần qua, ít nhất 10 người thiệt mạng và hơn 60 người mất tích do mưa lũ và lở đất ở bảng Úttarakhan, miền Bắc nước này. Mưa lớn đã đổ xuống các quận Chamôli và Úttacasi ở bang trên dẫn tới lũ và lở đất. Rất nhiều người mất nhà cửa trong khi nhiều người hành hương bị mắc kẹt. Các đội cứu trợ thiên tai đã tới những địa điểm trên để giúp tiến hành các hoạt động cứu nạn. Truyền hình địa phương đưa tin mực nước ở các sông Bagirathi và sông Hằng đang tăng nhanh. Chính quyền bang Úttarakhan đã đưa ra báo động đỏ đối với các khu vực ven sông Hằng. Trong khi đó, cùng ngày, quan chức phụ trách Hội đồng quản lý và giảm thiểu nguy cơ thiên tai của Philíppin cho biết cơn bão Saola vừa hoành hành ở nước này đã làm 41 người thiệt mạng, 35 người bị thương và 4 người vẫn mất tích. Kéo dài từ ngày 30-7 đến ngày 2-8, cơn bão trên gây thiệt hại cho Philíppin ước tính lên tới gần 6 triệu USD do nhiều cơ sở hạ tầng bị hư hại và mùa màng tổn thất. Khoảng 50.000 hộ gia đình, gồm gần 280.000 người, vẫn đang cần giúp đỡ ở những trung tâm sơ tán khác nhau. Tại Trung Quốc, quan chức tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc nước này thông báo lũ lụt do cơn bão Damrey gây ra đã khiến ba tuyến đường sắt ở tỉnh trên phải ngừng hoạt động trong sáng 4-8. Mưa to cũng ảnh hưởng đến giao thông trên 18 tuyến đường chính và 18 tuyến đường cấp huyện ở tỉnh Liêu Ninh. Chính quyền địa phương cho biết một người thiệt mạng và 5 người khác bị mất tích trong tối 3-8 ở thành phố cảng Đại Liên (Dalian) do mưa lũ làm sập một cây cầu mà những nạn nhân trên đang đi. Đã có gần 90.000 người ở tỉnh Liêu Ninh phải sơ tán vì lũ lụt. Hai cơn bão Saola và Damrey đã lần lượt đổ bộ vào miền Đông Trung Quốc ngày 3-8. Đây là lần thứ hai kể từ năm 1949 Trung Quốc đồng thời phải gánh chịu hai trận bão nhiệt đới lớn trong vòng 24 giờ. Tính đến sáng 4-8 đã có ít nhất 5 người thiệt mạng do bão, khoảng 932.000 người phải sơ tán ở các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến và Sơn Đông./.
Tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone đã tăng cao kỷ lục |
Ngày 30-7-2012, theo số liệu mới công bố của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), đã có thêm 123.000 người rơi vào tình trạng thất nghiệp tại Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng Sáu, nâng tỷ lệ thất nghiệp của khu vực này lên con số kỷ lục 11,2%, mức cao nhất kể từ khi Eurozone được thành lập. Số liệu trên cho thấy đây là một dấu hiệu nữa cho thấy tình cảnh kinh tế khó khăn của khu vực khi những hy vọng về khả năng ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) trong tuần này ra tay giải cứu Eurozone đang phai nhạt dần. Trên thực tế, tỷ lệ thất nghiệp của mỗi thành viên Eurozone có sự khác biệt rất lớn, từ mức chỉ 4,5% tại Áo cho đến mức cao “ngất ngưởng” 24,8% tại Tây Ban Nha. Không chỉ đối mặt với vấn đề thất nghiệp cao, tình hình nợ công tại Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone, vẫn diễn biến rất phức tạp. Theo các số liệu thống kê chính thức, trong năm tháng đầu năm, các nhà đầu tư đã rút tổng cộng 163,19 tỉ euro, lượng vốn lớn nhất bị rút khỏi Tây Ban Nha kể từ năm 1990. Chỉ tính riêng tháng Năm, số vốn “tìm nơi ẩn náu” ở nước ngoài đã lên tới 41,3 tỉ euro, so với con số 68,3 tỉ euro của cả năm 2011.
2. FAO kêu gọi phát triển khoa học công nghệ để chống đói nghèo
Ngày 30-7-2012, tại diễn đàn Hội nghị quốc tế về xã hội học nông thôn, đang diễn ra ở thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) José Graziano da Silva đã kêu gọi tăng cường khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả của cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu. Theo ông J.Silva một trong những thách thức lớn nhất nhằm bảo đảm an ninh lương thực chống đói nghèo là sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ để hiểu rõ hơn và cải thiện cuộc sống dân cư nông thôn trên khắp thế giới. Để đáp ứng thách thức này, thế giới cần các nhà khoa học công nghệ đưa những tri thức của họ ra ngoài bức tường các trường đại học. Tổng Giám đốc FAO nêu rõ những vấn đề bức xúc nhất trong cuộc chiến chống đói nghèo là mất an ninh lương thực, thiếu dinh dưỡng, lương thực không an toàn, cạnh tranh bất bình đẳng giữa các nông dân sản xuất lớn và nông dân sản xuất nhỏ. Ông kêu gọi các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu trong các lĩnh vực này để thúc đẩy các cuộc thảo luận về đầu tư có trách nhiệm vào nông nghiệp và an ninh lương thực để giúp nhiều người trên thế giới được hưởng các khẩu phần ăn lành mạnh dựa trên nguồn lương thực thực phẩm tươi và sạch không chỉ cần giảm chi phí vận chuyển và lưu kho mà còn cần giảm lãng phí và tổn thất lương thực.
3. ASEAN và Nhật Bản sẽ tăng cường chống khủng bố
Trong tuyên bố ra ngày 31-7-2012, Ban Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho biết ASEAN-Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận tại Đối thoại chống khủng bố ASEAN-Nhật Bản lần thứ 7 (Đối thoại AJCT) tổ chức tại Cebu, Philippines từ ngày 24 đến 26-7-2012. Theo đó, ASEAN và Nhật Bản đã nhất trí tập trung hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như chống vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN) và chống khủng bố mạng như một phần của nỗ lực không ngừng trong cuộc chiến chống khủng bố. Các lĩnh vực ưu tiên khác bao gồm an ninh vận tải, kiểm soát biên giới và nhập cư, thực thi pháp luật, an ninh hàng hải và xây dựng năng lực. Cuộc họp đánh dấu sự khởi đầu giai đoạn hai của Đối thoại AJCT (2012-2015) và là cơ hội tốt để các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản trao đổi thông tin về nỗ lực chống khủng bố. Đại sứ phụ trách hợp tác quốc tế chống khủng bố và tội phạm có tổ chức quốc tế và Đại sứ phụ trách chính sách mạng của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, ông Tamotsu Shinotsuka cho biết Tokyo sẵn sàng hỗ trợ ASEAN trong cuộc chiến chống khủng bố thông qua hỗ trợ năng lực xây dựng các sáng kiến và hoạt động. Ông T. Shinotsuka cũng khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục tài trợ cho những nỗ lực này thông qua Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (JAIF).
4. Bạo lực đẫm máu nhất tại Iraq trong 2 năm qua
Tháng 7-2012 đã trở thành tháng đẫm máu nhất tại Iraq trong gần 2 năm qua |
Ngày 1-8-2012, theo một báo cáo chính thức của Chính phủ Iraq, tháng 7-2012 đã trở thành tháng đẫm máu nhất tại Iraq trong gần 2 năm qua, với tổng cộng 325 người thiệt mạng trong các vụ tấn công. Số liệu tổng hợp từ Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng Iraq cho thấy trong số 325 người thiệt mạng nói trên, có tới 241 người là dân thường, 40 cảnh sát và 44 binh sĩ. Trong khi đó, số người bị thương trong các vụ bạo lực diễn ra trong tháng 7 là 697 người, trong đó có 480 dân thường, 122 cảnh sát và 95 binh sĩ. Đây là số liệu thương vong cao nhất hàng tháng mà Chính phủ Iraq công bố kể từ tháng 8-2010, tháng có 426 người bị chết và 838 người bị thương trong các vụ tấn công. Theo một số nguồn tin an ninh, trên thực tế con số thương vong trong tháng 7 vừa qua có thể còn lớn hơn số liệu được Chính phủ Iraq công bố. Giới phân tích nhận định nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng tại Iraq xuất phát từ những căng thẳng chính trị ngay trong nội bộ nước này và sự bất ổn kéo dài 17 tháng qua tại quốc gia láng giềng Syria. Trong tháng 7 vừa qua, ngày 23 đã trở thành ngày đẫm máu nhất ở Iraq kể từ tháng 12-2009 tới nay, với 29 vụ đánh bom liên tiếp tại 19 thành phố, làm 113 người thiệt mạng và 259 người bị thương. Nhóm vũ trang mang tên Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI) thuộc tổ chức khủng bố Al Qaeđa đã nhận tiến hành các vụ bạo lực kể trên, đồng thời tuyên bố loạt vụ đánh bom này đánh dấu sự mở màn cho một chiến dịch tấn công mới của mạng lưới này.
5. Phiên tòa thế kỷ tại Brazil
Cựu Tổng thống Brazil Luiz Lula da Silva |
Ngày 2-8-2012, phiên tòa được mệnh danh là “phiên tòa thế kỷ” đã diễn ra tại thủ đô Brazil. 38 bị cáo, trong đó có nhiều cựu bộ trưởng, cựu nghị sỹ và doanh nghiệp, trong một vụ bê bối tham nhũng chính trị được cho là lớn nhất tại nước này và từng làm chao đảo chính phủ của cựu Tổng thống Luiz Lula da Silva. Những người này bị cáo buộc hối lộ các nhà lập pháp để đổi lấy sự ủng hộ trong các chính sách. Trong số những người phải ra tòa có lãnh đạo của Đảng lao động (PT) cầm quyền tại Brazil từ cách đây 10 năm như: cựu Bộ trưởng José Dirceu - Chánh văn phòng Phủ Tổng thống, Luiz Gushiken (Bộ thông tin), Anderson Adauto (Bộ Giao thông), và hơn 10 cựu nghị sỹ của 4 đảng tham gia liên minh cầm quyền của ông L.Silva. Các bị cáo - hiện nay đang được tự do đều tuyên bố vô tội sẽ phải trả lời trước các cáo buộc như: cấu kết để phạm tội, tham ô, rửa tiền và gian lận, mà trong trường hợp bị kết tội có thể bị lĩnh án 45 năm tù giam. Theo dự kiến, bản án sẽ được công bố vào giữa tháng 9 tới. Cựu Tổng thống Brazil Luiz Lula da Silva, người sáng lập Đảng lao động, không bị ra tòa trong vụ này và luôn phủ nhận việc ông biết sự tồn tại của hoạt động bất hợp pháp như vậy. Trong thông cáo trước vụ xét xử, Đảng lao động khẳng định, không có sự mua phiếu cũng như hối lộ tiền hàng tháng để các nghị sỹ bỏ phiếu ủng hộ chính phủ tại Quốc hội. Phiên tòa xét xử lần này cũng ít nhiều có ảnh hưởng tới đương kim Tổng thống Dilma Rousseff. Nhiều học giả cho rằng, vụ bê bối lần này sẽ không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử của Brazil trong tương lai.
6. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về Syria
Ngày 3-8-2012, với 133 phiếu thuận, 12 phiếu chống và 31 phiếu trắng, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về tình hình Syria hiện nay. Theo nghị quyết trên, Đại hội đồng Liên hợp quốc lên án Chính phủ Syria, đồng thời yêu cầu tất cả các bên ở nước này chấm dứt tất cả các hình thức bạo lực và khởi động một tiến trình chuyển tiếp chính trị sau 17 tháng giao tranh giữa lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad và các chiến binh đối lập. Nghị quyết không mang tính ràng buộc do Arập Xêút soạn thảo nói trên bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình trạng bạo lực leo thang ở Syria, lên án nhà chức trách Syria “sử dụng ngày càng nhiều vũ khí hạng nặng cũng như tiếp tục xâm phạm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản một cách tràn lan, trắng trợn và có hệ thống”. Văn kiện này cũng yêu cầu Đại hội đồng “chỉ trích Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không nhất trí về các biện pháp nhằm đảm bảo nhà chức trách Syria tuân thủ các quyết định của Hội đồng Bảo an. Cùng ngày, Nga đã chỉ trích nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Syria, cho rằng văn kiện này bênh vực một cách “trắng trợn” các nhóm quân nổi dậy chống Tổng thống Bashar al-Assad. Trong khi đó, phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc Vương Dân cho rằng việc gây sức ép lên một bên sẽ không góp phần giải quyết vấn đề ở Syria mà chỉ làm trệch hướng về một giải pháp chính trị cho vấn đề này, khiến tình hình thêm bất ổn và làm cuộc khủng hoảng lan rộng ra những nước khác trong khu vực, từ đó phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực. Trước đó, cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi đã kêu gọi Nga và Mỹ gánh vác trách nhiệm cứu Syria khỏi cuộc nội chiến thảm khốc khi ông thông báo rút khỏi cương vị phái viên quốc tế về Syria.
7. Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 44 sẽ tổ chức vào cuối tháng 8 tại Campuchia
Ngày 4-8-2012, Bộ Thương mại Campuchia ra thông cáo báo chí cho biết Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 44 cùng các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại tỉnh Xiêm Riệp của nước này từ ngày 25-8 đến ngày 1-9. Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ khai mạc hội nghị AEM lần thứ 44 vào ngày 27-8. Theo chương trình dự kiến, Hội nghị sẽ thảo luận các chủ đề liên quan đến tự do thương mại và hợp tác kinh tế trong 10 nước thành viên ASEAN và các nước đối thoại bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Ấn Độ và Canađa. Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cũng sẽ có các hội nghị chung với Hội đồng Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) và Hội đồng Khu vực đầu tư ASEAN. Ngoài ra, sẽ có một cuộc họp tham vấn giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với người đứng đầu Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Trong khuôn khổ các hoạt động còn có Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh ASEAN-Mỹ và Triển lãm dệt may của chủ nhà Campuchia.
8. Trung Quốc triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả và buôn bán nội tạng người với quy mô lớn
Ngày 5-8-2012, theo thông báo được Bộ Công an Trung Quốc công bố, trong chiến dịch truy quét này, các lực lượng chức năng triệt phá một đường dây sản xuất và tiêu thụ thuốc giả quy mô lớn, bắt giữ hơn 1.900 nghi phạm, thu giữ số thuốc giả cùng nhiều nhãn mác thương hiệu liên quan, bao bì và giấy hướng dẫn sử dụng trị giá 1,16 tỉ nhân dân tệ (khoảng 182 triệu USD). Hầu hết số thuốc giả bị thu giữ là những thuốc liên quan tới điều trị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh ngoài da, các bệnh nan y hoặc ung thư... Số thuốc giả này có thể gây tổn hại tới gan, thận, dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc khiến tim ngừng đập. Hơn 18.000 cảnh sát đã được huy động để tham gia chiến dịch từ ngày 25-7 nhằm triệt phá các đường dây sản xuất và lưu hành thuốc giả trên toàn quốc này. Trước đó, ngày 4-8, công an Trung Quốc cũng đã bắt giữ 137 đối tượng tình nghi, giải cứu được 127 người bán nội tạng. Theo cảnh sát, những đối tượng tổ chức hoạt động này thường qua Internet dụ dỗ người bán để kiếm lợi nhuận lớn từ các giao dịch buôn bán nội tạng. Hoạt động buôn bán này gây nguy hiểm cho sức khỏe những người bán đồng thời tạo gánh nặng tài chính cho phía người mua. Thống kê từ Bộ Y tế Trung Quốc cho thấy khoảng 1,5 triệu người nước này cần được cấy ghép cơ quan nội tạng mới nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 10.000 ca được thực hiện do thiếu nguồn hiến tặng. Tình trạng này đã dẫn tới hình thành thị trường "chợ đen" buôn bán nội tạng người.
9. ECB cấp tín dụng khẩn cấp cho Hy Lạp
Tuần qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa tạm thời đứng ra bảo lãnh cho Hy Lạp được cấp thêm tín dụng, tránh để Athens bị mất khả năng thanh toán, qua đó giúp Hy Lạp "cầm cự" được đến tháng 9 tới. Theo quyết định mới nhất, ECB đã đồng ý đứng ra bảo lãnh để Hy Lạp có thể vay 4 tỉ euro tín dụng. Biện pháp này giúp Hy Lạp huy động được 7 tỉ euro tín dụng cần thiết, trong đó 3 tỉ euro được Ngân hàng Trung ương Hy Lạp bảo lãnh và 4 tỉ còn lại do ECB bảo đảm. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Hy Lạp đang chờ để được ba nhà tài trợ quốc tế gồm Liên minh châu Âu (EU), ECB và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) giải ngân thêm một khoản cứu trợ mới trị giá 31 tỉ USD vào tháng 9 tới. Hy Lạp là mắt xích yếu nhất trong khu vực 17 nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Athens đã nhận được hai gói cứu trợ tài chính của quốc tế với tổng giá trị lên tới 380 tỉ euro, được chia thành nhiều giai đoạn. Để nhận được khoản trợ giúp này, chính quyền Hy Lạp phải thực hiện một loạt các biện pháp kinh tế khắc khổ nhằm giảm nợ công và thâm hụt ngân sách. Và trong tháng 8 này, Aten phải thanh toán các khoản nợ đáo hạn, trong khi khoản hỗ trợ của châu Âu và IMF chỉ được giải ngân vào tháng sau. Sự can thiệp nói trên của ECB vào Hy Lạp là một ngoại lệ và định chế tài chính này cho biết sẽ không cứu xét thêm bất kỳ trường hợp nào nữa, kể cả khi được một vài thành viên khác trong Eurozone yêu cầu can thiệp.
10. Thiên tai, lũ lụt xảy ra ở nhiều nước châu Á
Tuần qua, ít nhất 10 người thiệt mạng và hơn 60 người mất tích do mưa lũ và lở đất ở bảng Úttarakhan, miền Bắc nước này. Mưa lớn đã đổ xuống các quận Chamôli và Úttacasi ở bang trên dẫn tới lũ và lở đất. Rất nhiều người mất nhà cửa trong khi nhiều người hành hương bị mắc kẹt. Các đội cứu trợ thiên tai đã tới những địa điểm trên để giúp tiến hành các hoạt động cứu nạn. Truyền hình địa phương đưa tin mực nước ở các sông Bagirathi và sông Hằng đang tăng nhanh. Chính quyền bang Úttarakhan đã đưa ra báo động đỏ đối với các khu vực ven sông Hằng. Trong khi đó, cùng ngày, quan chức phụ trách Hội đồng quản lý và giảm thiểu nguy cơ thiên tai của Philíppin cho biết cơn bão Saola vừa hoành hành ở nước này đã làm 41 người thiệt mạng, 35 người bị thương và 4 người vẫn mất tích. Kéo dài từ ngày 30-7 đến ngày 2-8, cơn bão trên gây thiệt hại cho Philíppin ước tính lên tới gần 6 triệu USD do nhiều cơ sở hạ tầng bị hư hại và mùa màng tổn thất. Khoảng 50.000 hộ gia đình, gồm gần 280.000 người, vẫn đang cần giúp đỡ ở những trung tâm sơ tán khác nhau. Tại Trung Quốc, quan chức tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc nước này thông báo lũ lụt do cơn bão Damrey gây ra đã khiến ba tuyến đường sắt ở tỉnh trên phải ngừng hoạt động trong sáng 4-8. Mưa to cũng ảnh hưởng đến giao thông trên 18 tuyến đường chính và 18 tuyến đường cấp huyện ở tỉnh Liêu Ninh. Chính quyền địa phương cho biết một người thiệt mạng và 5 người khác bị mất tích trong tối 3-8 ở thành phố cảng Đại Liên (Dalian) do mưa lũ làm sập một cây cầu mà những nạn nhân trên đang đi. Đã có gần 90.000 người ở tỉnh Liêu Ninh phải sơ tán vì lũ lụt. Hai cơn bão Saola và Damrey đã lần lượt đổ bộ vào miền Đông Trung Quốc ngày 3-8. Đây là lần thứ hai kể từ năm 1949 Trung Quốc đồng thời phải gánh chịu hai trận bão nhiệt đới lớn trong vòng 24 giờ. Tính đến sáng 4-8 đã có ít nhất 5 người thiệt mạng do bão, khoảng 932.000 người phải sơ tán ở các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến và Sơn Đông./.
Sách trắng quốc phòng 2012 của Nhật Bản  (08/08/2012)
Thủ tướng chỉ thị triển khai phát triển thông tin đối ngoại  (07/08/2012)
Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Triều Tiên  (07/08/2012)
"Việt Nam luôn tích cực, có trách nhiệm xây dựng ASEAN"  (07/08/2012)
Công bố Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011  (07/08/2012)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên