Phát triển năng lực đấu tranh hệ tư tưởng ở các nhà trường quân đội hiện nay
Năng lực đấu tranh hệ tư tưởng là một bộ phận hợp thành năng lực người giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các nhà trường quân đội. Năng lực đó được thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn và phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực chung và sự phấn đấu của họ. Nó có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo cán bộ quân đội, góp phần quan trọng củng cố, tăng cường giác ngộ và bản lĩnh chính trị cho người học; liên kết các năng lực và định hướng phát triển cho các năng lực khác; tạo môi trường sư phạm tốt để giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học viên; góp phần giữ vững, tăng cường trận địa tư tưởng chính trị của quân đội, nâng cao chất lượng xây dựng quân đội về chính trị; góp phần trực tiếp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, bảo vệ, phát triển sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng.
Năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của người giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các nhà trường quân đội không chỉ là trình độ khoa học mà còn là bản lĩnh chính trị, nhiệt tình và trí tuệ, không chỉ là lý luận mà còn là thực tiễn, kinh nghiệm, sự từng trải, nhất là từng trải trong đấu tranh chính trị. Năng lực này không tách rời đạo đức, lý tưởng, lẽ sống của người cách mạng, nó gắn liền với phương pháp, hành động sáng tạo để đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái. Lòng trung thành với mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, công cuộc đổi mới, sự nghiệp bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng đòi hỏi đội ngũ giảng viên ở các nhà trường quân đội và những người làm công tác tư tưởng, lý luận ở nước ta những năng lực như thế.
Năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của giảng viên ở các nhà trường quân đội được thể hiện ở năng lực nhận thức chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, năng lực thu thập, xử lý thông tin, phát hiện vấn đề đấu tranh hệ tư tưởng, năng lực tư duy khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn đấu tranh hệ tư tưởng. Năng lực này được biểu hiện thông qua hoạt động giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động toàn diện của người giảng viên khoa học xã hội nhân văn. Để phát triển năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các nhà trường quân đội, góp phần nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận trong quân đội hiện nay, cần tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục toàn diện, nhất là về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng kết hợp với tự bồi dưỡng, rèn luyện năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của giảng viên ở các nhà trường quân đội.
Đây là sự xác lập, củng cố và hoàn thiện vững chắc nhất năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của người giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở các nhà trường quân đội. Qua đó, những nhu cầu chuẩn mực về năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của người cộng sản nói chung và của người giảng viên khoa học xã hội nhân văn nói riêng trở thành nhu cầu bên trong, thành quá trình tự giác thực hiện các yêu cầu chuẩn mực chung như của chính mỗi người giảng viên.
Nội dung bồi dưỡng, giáo dục phải toàn diện, nhất là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và thực tiễn xây dựng quân đội. Cần chú trọng giáo dục dũng khí và bồi dưỡng kinh nghiệm đấu tranh hệ tư tưởng. Bởi lẽ, dũng khí đấu tranh hệ tư tưởng là một trong những phẩm chất rất quan trọng, thể hiện tính đảng, tính chiến đấu, phản ánh lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm của người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Bồi dưỡng kinh nghiệm đấu tranh hệ tư tưởng sẽ củng cố, bổ sung, hoàn thiện tri thức, kỹ xảo, kỹ năng trong hoạt động thực tiễn đấu tranh hệ tư tưởng của người giảng viên.
Để thực hiện có hiệu quả nội dung bồi dưỡng, giáo dục cần sử dụng tổng hợp các hình thức, biện pháp giáo dục phong phú, linh hoạt, tiến hành thường xuyên, phù hợp với từng đối tượng. Thông qua các hình thức hội thảo khoa học, trao đổi, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, về những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đặt ra; sử dụng các hình thức giảng thử, giảng mẫu, dự giảng để nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh hệ tư tưởng. Phát huy vai trò chỉ đạo, quản lý của tổ bộ môn, khoa giáo viên và các cơ quan chức năng kết hợp với tính chủ động, tích cực của từng cá nhân giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn hằng năm, kết hợp tiến hành các buổi thông báo thời sự chính trị thường xuyên và đột xuất. Sử dụng và phát huy những cán bộ, giảng viên nhiều kinh nghiệm và năng lực tốt trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh hệ tư tưởng để bồi dưỡng năng lực đấu tranh hệ tư tưởng cho giảng viên khoa học xã hội nhân văn. Chú trọng bồi dưỡng giảng viên mới, giảng viên trẻ; tạo điều kiện và động viên họ tích cực học hỏi, tham gia bám lớp, đồng thời mạnh dạn giao việc và từng bước đặt ra yêu cầu cao để tạo động lực phấn đấu vươn lên. Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên gia đầu ngành chất lượng cao, có đạo đức và uy tín nghề nghiệp, coi đó là lực lượng nòng cốt trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh hệ tư tưởng.
Hai là, xây dựng môi trường chính trị và hoạt động thuận lợi ở các nhà trường quân đội để phát triển năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của giảng viên khoa học xã hội nhân văn.
Môi trường chính trị và hoạt động liên quan trực tiếp tới giảng viên sẽ tạo thuận lợi hoặc hạn chế việc phát triển năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của họ. Hiện nay, mặt trái cơ chế thị trường; sự xuống cấp của đạo đức, lối sống; tình trạng tham ô, tham nhũng, thói cửa quyền... đã len lỏi vào các nhà trường quân đội, làm vẩn đục bầu không khí vốn cơ bản là tốt của nhà trường quân đội. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của giảng viên. Do đó, cần chú trọng cung cấp thông tin đúng, đủ, kịp thời và có định hướng, nhất là thông tin phản diện, làm cơ sở dữ liệu cho giảng viên xem xét, đánh giá, kết luận, chỉ đạo hoạt động thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh hệ tư tưởng; xây dựng môi trường chính trị, văn hóa dân chủ, kỷ luật và thường xuyên, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những yếu tố làm hoen ố bầu không khí ở khoa giáo viên và nhà trường quân đội; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, kết hợp tốt giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn. Tăng cường công tác đảng, công tác chính trị ở toàn trường, nhất là khoa giáo viên để tạo điều kiện phát triển năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của giảng viên; cải thiện điều kiện làm việc và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đội ngũ giảng viên nhằm tích cực hóa trách nhiệm cá nhân, tạo động lực phát triển phẩm chất, năng lực đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn nói chung, qua đó phát triển năng lực đấu tranh hệ tư tưởng nói riêng.
Ba là, tiếp tục đổi mới công tác tổ chức tiến hành đấu tranh tư tưởng, lý luận nhằm phát huy vai trò của tổ chức lãnh đạo và chỉ huy ở các nhà trường quân đội, đặc biệt là đảng ủy, ban giám hiệu, khoa giáo viên để phát triển năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của giảng viên khoa học xã hội nhân văn.
Trong những năm qua, Đảng ta luôn chú trọng đổi mới công tác tư tưởng, lý luận, xây dựng, chỉnh đốn Đảng... trong đó có nội dung đổi mới công tác tổ chức tiến hành đấu tranh tư tưởng, lý luận nhằm: “uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, những quan điểm mơ hồ, những biểu hiện dao động về tư tưởng, suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng. Phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch”(1). Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX cũng xác định: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp công tác tư tưởng; đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận...”, “chủ động tiến công, triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận...”(2). Tuy vậy, ngoài yếu tố tích cực tiến bộ, công tác tổ chức tiến hành đấu tranh tư tưởng, lý luận ở các nhà trường quân đội hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, như nhận định của Đảng: “Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” ”(3). Do đó, các nhà trường quân đội cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tổ chức tiến hành đấu tranh tư tưởng, lý luận để phát huy vai trò của nhà trường, khoa giáo viên trong hoạt động đấu tranh tư tưởng, lý luận, qua đó phát triển năng lực đấu tranh hệ tư tưởng của giảng viên khoa học xã hội nhân văn. Đặc biệt phải đổi mới, nâng cao chất lượng, thâm nhập thực tế của cán bộ, chiến sỹ trong quân đội nói chung và cán bộ giảng dạy nhà trường nói riêng; và đây là môi trường tốt nhất để họ củng cố, nâng cao chất lượng và năng lực đấu tranh tư tưởng. Không thâm nhập thực tế sinh động, không hiểu thực tế, không kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, sẽ rất khó đấu tranh thắng lợi với các tư tưởng sai trái, phản động.
Đổi mới công tác tổ chức tiến hành đấu tranh tư tưởng, lý luận ở các nhà trường quân đội cần thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy, ban giám hiệu, khoa giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học; kịp thời phát hiện vấn đề, đặt ra mục tiêu, yêu cầu và tổ chức sử dụng lực lượng tiến hành đấu tranh tư tưởng, lý luận; thông qua chương trình, kế hoạch, nội dung đào tạo, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt chính trị để đưa giảng viên khoa học xã hội tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận; phối hợp và phát huy vai trò của các lực lượng trong nhà trường với các nhà khoa học, cơ quan trong và ngoài quân đội để đấu tranh tư tưởng, lý luận./.
--------------------------------------------
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 141
(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 173
Đối thoại với… 361 bí thư chi bộ, ở huyện!  (30/07/2012)
Đảng lãnh đạo phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội theo tinh thần Đại hội XI của Đảng  (30/07/2012)
Khai mạc Đại hội Quốc tế ngữ toàn cầu lần thứ 97  (30/07/2012)
Hạ viện Nga sẽ quan tâm thúc đẩy quan hệ với Việt Nam  (29/07/2012)
"Phấn đấu để trở thành công dân có ích cho xã hội"  (29/07/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên