Một số kinh nghiệm của Hà Nội trong phát triển tổ chức công đoàn, đội ngũ đoàn viên
1- Những chủ trương và biện pháp
Xây dựng ban chỉ đạo có đủ thẩm quyền và trách nhiệm
Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Hà Nội đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển tổ chức công đoàn trong các thành phần kinh tế, do đồng chí phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm trưởng ban, đồng chí phó chủ tịch LĐLĐ thành phố làm phó trưởng ban thường trực, các thành viên gồm lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. LĐLĐ thành phố là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.
Tiếp đó, Ban chỉ đạo phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (BCĐPTĐV, CĐCS) được thành lập. Ban có chức năng tham mưu cho Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố về chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS cũng như thành lập Ban Chỉ đạo phát triển đoàn viên các cấp. BCĐPTĐV, CĐCS LĐLĐ thành phố họp định kỳ để xem xét tiến độ và bàn các biện pháp, giải pháp tham mưu cho Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.
Về mặt quản lý nhà nước, các cấp, các ngành phối hợp thực hiện nghiêm các quy định về quyền lợi, nghĩa vụ về lĩnh vực công nhân, công đoàn. Ngay từ đầu năm, UBND, LĐLĐ thành phố ký văn bản liên tịch chỉ đạo thủ trưởng cơ quan, đơn vị, giám đốc doanh nghiệp phối hợp với ban chấp hành CĐCS tổ chức đại hội công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hội nghị cán bộ công chức, hội nghị người lao động.
Theo cách đó, Ban Thường vụ Công đoàn các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội (CKCN&KCXHN) tham mưu cho Đảng ủy Ban quản lý (BQL) CKCN&KCXHN, để thành lập tổ công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS, do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban, đồng chí Chủ tịch Công đoàn CKCN&KCXHN làm phó trưởng ban thường trực, các đồng chí trưởng phòng chức năng và lãnh đạo công đoàn các doanh nghiệp là thành viên.
Nắm chắc tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
LĐLĐ thành phố có văn bản hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện hồ sơ và các văn bản cần thiết khi thành lập và giải thể CĐCS, nhằm nâng cao chất lượng quản lý các CĐCS; thống kê các đơn vị, doanh nghiệp có từ 50 lao động trở lên nhưng chưa có tổ chức công đoàn. Tiến độ công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS đã được đăng tải trên trang Web của LĐLĐ thành phố, kịp thời cập nhật thông tin để các đơn vị nắm bắt và có biện pháp phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Ban Tổ chức LĐLĐ thành phố tham mưu, hướng dẫn các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, các công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở về phương pháp báo cáo, thống kê, công tác quản lý số liệu CĐCS, đoàn viên cho sát hợp với yêu cầu và tình hình thực tế.
Việc khảo sát, nắm chắc số liệu doanh nghiệp và công nhân, lao động (CNLĐ) trên địa bàn, có vai trò rất quan trọng để xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Qua khảo sát, nắm bắt tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn, xác định nguồn trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, LĐLĐ quận Cầu Giấy phát hiện nhiều doanh nghiệp có đăng ký thành lập nhưng không hoạt động, chưa đủ điều kiện hoạt động hoặc chuyển địa bàn khác mà không có bất cứ thông báo nào. Công đoàn CKCN&KCXHN đã phối hợp với Ban quản lý CKCN&KCXHN tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, đề nghị chủ doanh nghiệp thành lập công đoàn theo quy định.
Chương trình phối hợp liên ngành giữa LĐLĐ thành phố với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội thành phố để kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, tuyên truyền về công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, qua đó thực hiện có hiệu quả việc phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS.
Những hoạt động khác như, xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở với UBND xã, phường, thị trấn và sử dụng mạng lưới các chủ tịch công đoàn xã, phường, thị trấn làm cộng tác viên cho công tác phát triển đoàn viên ngày càng đi sâu vào nền nếp, thường xuyên, đạt hiệu quả thiết thực; đầu tư kinh phí cho công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS theo hướng dẫn của Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố. Phân công trách nhiệm vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS cho từng cán bộ của LĐLĐ quận, huyện, thị xã, CĐ ngành và CĐ cấp trên cơ sở.
LĐLĐ huyện Gia Lâm đã chủ động nắm vững số lượng doanh nghiệp thành lập và ở nơi khác chuyển về địa bàn huyện, bằng cách thông qua Chi cục thuế huyện và phòng Kinh tế kế hoạch huyện tiến hành rà soát số doanh nghiệp có từ 10 lao động trực tiếp làm việc trở lên để vận động phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS. Trích kinh phí để động viên kịp thời những cán bộ trực tiếp đi vận động phát triển công đoàn ngoài nhà nước (kể cả cán bộ thuế, cán bộ CĐCS…), khen thưởng kịp thời những đơn vị hoạt động tốt 6 tháng/lần, những công nhân giỏi và tổ trưởng công đoàn tiêu biểu hằng năm.
Hướng mạnh về cơ sở với những chương trình hành động thiết thực
Ban Chấp hành LĐLĐ Hà Nội đã ban hành Chương trình số 05/Ctr-LĐLĐ, ngày 14-1-2010, phối hợp với các cơ quan chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Chương trình tập trung vào những nội dung chính: (1) Bảo đảm quyền được tham gia của tổ chức công đoàn trong việc xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của CNVCLĐ. (2) Bảo đảm quyền của công đoàn trong tham gia giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật và chế độ, chính sách đối với CNVCLĐ, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho CNVCLĐ Thủ đô. Song song với công tác phát triển đoàn viên, các đơn vị đã từng bước củng cố tổ chức, đổi mới nội dung phương pháp hoạt động CĐCS, nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS để thu hút người lao động gia nhập công đoàn.
Quận Cầu Giấy đã kết hợp giải quyết mâu thuẫn trong lao động với phát triển đoàn viên. Trước đây, công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở Công ty TNHH Nissan Techno Việt Nam (đơn vị 100% vốn nước ngoài) gặp nhiều khó khăn. Đây là đơn vị sử dụng đông lao động, chưa có tổ chức công đoàn, trong quan hệ lao động đã phát sinh mâu thuẫn liên quan tới quyền lợi (người lao động đòi tăng lương, tăng tiền thưởng, tự cử ra Ban đại diện của người lao động, gây sức ép đối với người sử dụng lao động và nghỉ việc tập thể trong 02 ngày). Sau 6 ngày tuyên truyền vận động, tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động, LĐLĐ quận Cầu Giấy đã vận động được 960 người lao động xin ra nhập công đoàn, chỉ định được BCH công đoàn lâm thời và giải quyết các vấn đề, đòi hỏi của người lao động.
Công đoàn CKCN&KCXHN đã làm tốt công tác xã hội từ thiện như: tổ chức các chuyến xe miễn phí đưa CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết, thăm hỏi chúc tết, tặng quà CNLĐ nhân dịp tết nguyên đán, CNLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt…Đồng thời, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong CNLĐ như hội diễn văn nghệ, tham quan, nghỉ mát, xây dựng điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, kiến nghị Thành phố xây dựng nhà ở cho CNLĐ, nhà trẻ cho con CNLĐ…Thông qua đó, nâng cao vị thế của tổ chức công đoàn, đồng thời khẳng định vai trò chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn là chăm lo, đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNLĐ.
Công đoàn CKCN&KCXHN còn chủ động giải quyết và tham gia giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể và ngừng việc tập thể (năm 2009 xảy ra 12 vụ; 2010 có 17 vụ, năm 2011 có 42 vụ). Thông qua giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho hàng chục nghìn người lao động.
2- Những kết quả và đôi điều rút ra
Về công tác phát triển tổ chức, đoàn viên, năm 2011 các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội đã thành lập được 432 CĐCS (đạt 108% kế hoạch) và phát triển 42.788 đoàn viên mới (đạt 119,3 % kế hoạch). Trong đó: Khu vực hành chính sự nghiệp thành lập 56 CĐCS, phát triển 4.806 đoàn viên; Khu vực doanh nghiệp (DN) nhà nước thành lập 03 CĐCS, phát triển 1.943 đoàn viên; Khu vực sự nghiệp ngoài công lập thành lập 14 CĐCS, phát triển 267 đoàn viên; Khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài thành lập 28 CĐCS , phát triển 13.306 đoàn viên; Khu vực DN ngoài Nhà nước thành lập 331 CĐCS, phát triển 22.466 đoàn viên.
Các đơn vị thực hiện vượt chỉ tiêu năm 2011 là, LĐLĐ các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng; các huyện Mê Linh, Phú Xuyên, Từ Liêm, Gia Lâm, Mỹ Đức, Đông Anh, Thường Tín, Sóc Sơn ; Công đoàn (CĐ) ngành Công thương, Nông nghiệp & PTNT, GTVT, Xây dựng, CĐ CKCN&KCXHN, CĐ Tổng Công ty thương mại, CĐ Tổng công ty du lịch…
Tính đến ngày 30-6-2012, các cấp công đoàn thành phố thành lập mới được 148 CĐCS (đạt tỷ lệ 37% so kế hoạch), kết nạp 11.134 đoàn viên công đoàn (đạt tỷ lệ 26,51% so kế hoạch). Cùng thời gian, có 99,25% đơn vị hành chính tổ chức hội nghị CBCC, 96,3% DN nhà nước tổ chức Đại hội CNVCLĐ, 56% DN ngoài nhà nước tổ chức hội nghị người lao động. Có 1.632 DN ký được thoả ước lao động tập thể, đạt tỷ lệ 62,81%. LĐLĐ thành phố phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra về pháp luật lao động, Luật BHXH và Luật Công đoàn tại 57 doanh nghiệp nợ đọng BHXH, bước đầu truy thu hơn 24 tỉ đồng về quỹ BHXH; tổ chức kiểm tra 40 đơn vị về công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ tại 452 doanh nghiệp có đông lao động nữ.
Trong những tháng đầu năm 2012, LĐLĐ thành phố đã phân bổ và cho vay 32 tỉ 779 triệu đồng từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho 2.546 lao động. Từ Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình, đã cho 1.135 CNVCLĐ vay 11 tỉ 350 triệu đồng phát triển kinh tế gia đình.
Công tác phát triển đoàn viên, CĐCS ở Hà Nội đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền các cấp, tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên của Ban chỉ đạo cấp quận, huyện, thị xã, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể của địa phương đối với công tác này. Cán bộ làm công tác phát triển đoàn viên tích lũy được kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng và tiếp cận với cơ sở, doanh nghiệp.
Nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn đã từng bước được đổi mới cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng loại hình cơ sở, trong từng thành phần kinh tế. Công đoàn đã hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh làm mục tiêu hoạt động.
Để công tác phát triển đoàn viên, CĐCS đạt hiệu quả cao, các tổ chức công đoàn cần đẩy mạnh các phong trào, như các phong trào Lao động giỏi, sáng kiến sáng tạo; cải cách hành chính; nếp sống văn hóa công nghiệp; tác phong giao tiếp ứng xử văn minh, lịch sự… bên cạnh đó, đi sâu vào những hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, cũng như hướng tới sự phát triển của doanh nghiệp và xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp.
Về những hạn chế trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố chỉ rõ: Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS có lúc, có nơi chưa tập trung, chưa được dành thời gian thích đáng. Một số chủ doanh nghiệp còn né tránh nộp kinh phí công đoàn theo quy định. Hoạt động của BCĐPTĐV,CĐCS ở một số đơn vị chưa hiệu quả. Công tác tuyên truyền vận động tuy đã có nhiều cố gắng đổi mới, song chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Thời gian tới, để đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, công đoàn các cấp thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh công tác vận động thành lập tổ chức công đoàn, phát triển đoàn viên trong cả người lao động và người sử dụng lao động. Đây phải được coi là giải pháp hàng đầu, nhằm phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn.
Các bộ phận có liên quan nhanh chóng tham mưu, xây dựng Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển tổ chức công đoàn trong các thành phần kinh tế Hà Nội; các cấp công đoàn Thủ đô cần tiếp tục tập trung chăm lo đời sống CNVCLĐ bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả; phối hợp với các cơ quan chức năng, các chủ sử dụng lao động giải quyết kịp thời các vụ ngừng việc tập thể. Tổ chức tốt hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho CNLĐ cũng như phối hợp tổ chức ngày hội việc làm, nhằm đem đến cơ hội việc làm cho người lao động. Tiếp tục phân bổ và cho vay một cách hiệu quả từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình, để tạo việc làm mới cho lao động./.
Báo chí Nga viết về chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  (27/07/2012)
Thủ tướng Chính phủ tiếp xúc cử tri ở đảo Cát Hải  (27/07/2012)
Thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước  (27/07/2012)
Người có công với cách mạng là vốn quý của đất nước, là tấm gương sáng trước cộng đồng và xã hội  (27/07/2012)
Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ*  (27/07/2012)
Tri ân các anh hùng, liệt sĩ và những người có công với đất nước  (27/07/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên