Các Đoàn Đại biểu quốc hội tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIII
* Ngày 29-6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu quốc hội đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hà Nội, đã tiếp xúc đông đảo cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm.
Sau khi báo cáo những kết quả nổi bật của Kỳ họp thứ 3 vừa qua, các đại biểu quốc hội đã trả lời các ý kiến, kiến nghị cử tri nêu trong cuộc tiếp xúc trước Kỳ họp, tập trung vào một số vấn đề như quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, đặc biệt là quy hoạch Thủ đô; quản lý chặt chẽ đại học từ xa; khắc phục tình trạng mất cân đối giữa đào tạo đại học và dạy nghề, nâng cao chất lượng, đổi mới công tác dạy nghề thông qua các chính sách khuyến khích học nghề, ưu tiên dạy nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ; quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản nhằm tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho nông dân...
Tại cuộc tiếp xúc, các ý kiến phát biểu của cử tri đều hoan nghênh kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIII, với nhiều phiên họp công khai, tính dân chủ ngày càng được tăng cường, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng cử tri và nhân dân cả nước. Qua theo dõi các phiên họp Quốc hội, cử tri phấn khởi nhận thấy, nhiều ý kiến, kiến nghị mà cử tri gửi gắm, đã được các đại biểu quốc hội phản ánh, chuyển tải đến Quốc hội. Các bộ trưởng cũng trả lời thẳng thắn hơn, tập trung vào những vấn đề cử tri quan tâm.
Tuy nhiên, cử tri mong muốn cần chú trọng hơn phần hậu chất vấn, bảo đảm thực hiện những điều mà các bộ trưởng đã hứa trước cử tri và nhân dân cả nước. Cử tri cũng bày tỏ băn khoăn trước nhiều vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội đang đặt ra, đặc biệt là tình trạng tội phạm ma túy, khiếu kiện đông người vượt cấp gia tăng, công tác đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, nâng cao hiệu quả hoạt động các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, công tác cán bộ, vấn đề lương - giá...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn cử tri đã đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết và xây dựng, đề cập nhiều vấn đề thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ghi nhận và tiếp thu từng ý kiến đóng góp xác đáng của cử tri, Tổng Bí thư chỉ rõ: Hoạt động tiếp xúc cử tri ngày càng có ý nghĩa quan trọng, cho thấy dân chủ trực tiếp ngày càng được phát huy, cử tri bày tỏ tâm tư nguyện vọng, đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước, cùng tham gia bàn bạc những vấn đề quan trọng của quốc gia. Từng đại biểu quốc hội phải thấm thía những vấn đề nhân dân đặt ra, những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Quốc hội đang trên đà đổi mới và sắp tới còn phải đổi mới nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới và xứng đáng với sự trông đợi của cử tri.
Trước sự quan tâm của nhiều cử tri về vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay,” Tổng Bí thư khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Tổng Bí thư nhấn mạnh rằng việc triển khai thực hiện Nghị quyết phải được tiến hành bài bản, kiên quyết, lâu dài, nhằm giữ cho được và không ngừng phát huy bản chất tốt đẹp của Đảng, dân tộc, khắc phục cho được những hạn chế, yếu kém, tiêu cực. Muốn vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải đồng lòng nhất trí cùng thực hiện, không ai đứng ngoài cuộc; biện pháp phải đồng bộ, có lộ trình, kế hoạch cụ thể, vừa khơi dậy lòng thiện, cái đức của con người để mỗi người tự soi lại mình, tự sửa mình, vừa hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp, tiến hành từng bước vững chắc, có hiệu quả...
Tổng Bí thư lưu ý cần nghiêm khắc nhìn thẳng vào sự thật, nhận rõ tồn tại, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa, nhưng cũng hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, thấy cả mặt tốt và mặt xấu, thành tựu và hạn chế, để không mất phương hướng, không mất niềm tin. Có những việc phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kiên quyết nhưng phải kiên trì.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức trong xu thế hội nhập ngày nay, Tổng Bí thư chỉ rõ những mục tiêu cơ bản trong triển khai thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước là phải kiên quyết giữ cho được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; bảo vệ cho được thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, kinh tế có giàu mạnh thì mới bảo vệ vững chắc được đất nước.
Trong quan hệ quốc tế, đối tác và đối tượng đan xen, việc ứng xử phải bảo đảm lợi ích cao nhất của quốc gia, dân tộc. Đảng tin dân, dân tin Đảng, quan hệ giữa Đảng và nhân dân là quan hệ máu thịt, là bài học bảo đảm thành công của cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư mong muốn toàn Đảng, toàn dân tiếp tục phát huy tinh thần “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,” quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
* Cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đã có buổi tiếp xúc cử tri 6 xã thuộc huyện Hiệp Hòa là: Bắc Lý, Mai Đình, Hương Lâm, Đông Lỗ, Châu Minh, Xuân Cẩm. Tại các cuộc tiếp xúc, cử tri kiến nghị nhiều ý kiến về công tác quản lý đất đai, giao đất, thu hồi đất; xây dựng tuyến đường 295; giá cả các vật tư đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông nghiệp; tiến trình xây dựng nông thôn mới , các thủ tục vay vốn, tiếp cận vốn trong sản xuất nông nghiệp; chính sách, chế độ đối với các cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách ở thôn và xã; công tác vệ sinh, giám sát trong an toàn thực phẩm; quảng bá văn hóa trên truyền hình; chất lượng giáo dục… Cử tri xã Mai Đình, Châu Minh kiến nghị tiến độ xây dựng cầu Đông Xuyên còn chậm, kết cấu hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm xuống cấp; công tác giáo dục còn nhiều bất cập, nhiều giáo viên ra trường không xin được việc phải đi làm thuê, hoặc dạy hợp đồng trong các trường dân lập nhưng lương thấp; tình trạng vận chuyển thực phẩm, gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc vào địa bàn, phòng ngừa dịch bệnh lây lan …
Tiếp thu và giải đáp một số thắc mắc, kiến nghị của cử tri, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bắc Giang sớm lập trạm kiểm soát nhằm ngăn chặn tình trạng vận chuyển thực phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc vào địa bàn qua đường tỉnh lộ 295, phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
* Cũng trong ngày 29-6, đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Tài chính cùng với các đại biểu của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã tiếp xúc cử tri tại cơ quan thường trực UBND tỉnh. Trước đó , Đoàn đã tiếp xúc cử tri tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và thị xã An Nhơn.
Tại các cuộc tiếp xúc, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thị Thanh Thuỵ, báo cáo tóm tắt nội dung về kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIII diễn ra từ ngày 21-5 đến ngày 21-6. Cử tri tỉnh Bình Định đã rất phấn khởi khi kỳ họp lần này, Quốc hội đã thông qua nhiều Bộ luật quan trọng và nhất là việc nêu và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và một số thành viên Chính phủ tại hội trường là những vấn đề được cử tri cả nước hết sức quan tâm. Cử tri tỉnh Bình Định cũng đã nêu những vấn đề quan tâm về an sinh xã hội và môi trường như cần đơn giản thủ tục xác nhận để hưởng miễn ,giảm học phí; bổ sung và mở rộng đối tượng cho học sinh - sinh viên được miễn giảm học phí; đề nghị Chính phủ cần xem xét chế độ tiền lương lao động ở các cơ quan nhà nước; cho phép người bệnh được khám chữa bệnh vượt tuyến tự do. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ giá vật tư phân bón cho nông dân như hỗ trợ cho ngư dân và miễn giảm mức thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hợp tác xã. Nhà nước cần đầu tư kinh phí xây dựng kè xói lở 2 bên bờ sông Kôn, để nhân dân ổn định sản xuất và đảm bảo tính mạng khi mùa mưa lũ đến. Cử tri cũng kiến nghị với cấp trên cần xem xét và chấn chỉnh việc khai thác và chế biến tài nguyên, khoáng sản gây ô nhiễm môi trường. Quốc hội cần nâng cao hơn nữa chức năng giám sát để phát hiện, xử lý nghiêm minh các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng tránh để ra tình trạng thất thoát tiền của Nhà nước.
Các đại biểu Quốc hội đã ghi nhận những đóng góp chính đáng của cư tri. Về phần mình, các đại biểu sẽ kiến nghị với cấp có thẩm quyền và tại các kỳ họp sắp tới, phản ánh những kiến nghị của cử tri để Quốc hội xem xét quyết định.
* Từ ngày 25 – 29-6, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị khoá XIII đã tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri tại 17 điểm trên địa bàn tỉnh. Tại các buổi tiếp xúc, nhiều cử tri kiến nghị một số vấn đề như có giải pháp để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, thu hút kêu gọi đầu tư, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng; Tiếp tục huy động mọi nguồn lực để đầu tư, xây dựng nông thôn mới; Tình trạng tham nhũng tuy đã được đẩy lùi nhưng vẫn còn diễn ra làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; cần đẩy mạnh vấn đề an sinh xã hội, nhất là ưu tiên đối với vùng sâu, vùng xa; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; tình trạng khai thác rừng trái phép xảy ra liên tục trên phạm vi cả nước,...
Cử tri kiến nghị và mong muốn Quốc hội nghiên cứu giải quyết tình trạng ngập úng trong mùa mưa tại thành phố Đông Hà; vấn đề buông lỏng quản lý đất đai gây thất thoát, lãng phí; cần có cơ chế chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo; sớm có kiến nghị phối hợp với nước bạn Lào tiếp tục cho các phương tiện xe đạp, xe máy lưu thông qua cửa khẩu Lao Bảo; việc chậm triển khai thực hiện Dự án công viên thị trấn Lao Bảo; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác tài nguyên trái phép ở thượng nguồn sông Bến Hải; sản phẩm nông sản bị tư thương ép giá,...
Các đại biểu Quốc hội đã giải đáp các vấn đề mà cử tri quan tâm, đồng thời ghi nhận và tổng hợp các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri để chuyển đến các bộ, ngành Trung ương theo lĩnh vực, thẩm quyền.
* Từ ngày 26 – 29-6, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên đã có các cuộc tiếp xúc cử tri tại 21 điểm trên địa bàn 9 huyện, thị xã và thành phố. Tại các buổi tiếp xúc, Đoàn đã nhận được nhiều kiến nghị của cử tri tập trung vào giải quyết nhanh các tranh chấp đất đai, có chính sách hỗ trợ giáo dục, phát triển sản xuất cho nhân dân và hỗ trợ người có công... Tất cả các kiến nghị của cử tri phản ánh sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên tập hợp lại để gửi đến các cơ quan hữu quan giải quyết. Đoàn đại biểu Quốc hội ứng cử tại địa phương cũng đã báo cáo tình hình các hoạt động của Đoàn về xây dựng pháp luật, công tác dân nguyện, hoạt động giám sát và một số hoạt động khác... Theo đó, từ nay đến hết năm 2012, Đoàn tiếp tục tổ chức lấy ý kiến góp ý xây dựng 7 dự án luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 4; tham gia Đoàn khảo sát giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển; tham gia Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai” và tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các hoạt động tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp dân và giải quyết dơn thư khiếu nại, tố cáo sẽ được Đoàn tiếp tục thực hiện.
* Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi đã có buổi tiếp xúc với các cử tri xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi sáng ngày 29-6. Sau khi nghe đại biểu Quốc hội phổ biến những kết quả của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII, các cử tri xã Nghĩa Hiệp đã có nhiều kiến nghị, tập trung vào những nội dung chính: Kênh mương nội đồng sau khi xây dựng không phát huy hiệu quả, làm cho hơn 200 ha ruộng thiếu nước tưới, bà con phải đóng giếng, dùng máy bơm để lấy nước tưới tiêu rất tốn kém; cần làm kè chống sạt lở bờ nam sông Vệ, bởi mỗi năm vào mùa mưa lũ, có khoảng 3-5 ha đất dọc bờ sông bị sạt lở, nông dân mất đất sản xuất; đường giao thông nông thôn chưa được bê tông hoá nên mưa bùn, nắng bụi; dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh đoạn qua xã Nghĩa Hiệp đã cắm mốc từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của hàng chục hộ dân. Xã Nghĩa Hiệp hiện chưa có chợ nên không có điểm buôn bán ổn định, đề nghị Chính quyền có quy hoạch xây dựng chợ cho địa phương; cần tạo điều kiện cho các hộ cận nghèo vay vốn sản xuất để thoát nghèo bền vững; chính sách cho người có công chưa được giải quyết thoả đáng; chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho nông dân; con em sau khi tốt nghiệp ĐH, CĐ không có việc làm; Nên tăng cường tri thức về thôn, xã… Sau khi nghe các cử tri kiến nghị, đại diện lãnh đạo huyện Tư Nghĩa đã giải đáp một số thắc mắc của cử tri liên quan đến địa phương. Các đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi hứa ghi nhận ý kiến của các cử tri và sẽ tổng hợp, trình lên Quốc hội trong kỳ họp tới./.
Hội Luật gia dân chủ thế giới kêu gọi bảo vệ nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam  (30/06/2012)
Phấn đấu thực hiện bằng được bảo hiểm y tế toàn dân  (30/06/2012)
Trao đổi, hợp tác cơ quan dân nguyện Việt Nam - Italy  (30/06/2012)
Hơn 36.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng  (30/06/2012)
Hội đàm Ủy ban kiểm tra hai nước Việt Nam - Lào  (30/06/2012)
Chủ tịch Quốc Hội tiếp Trưởng phái đoàn EU, Đại sứ Australia  (29/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay