Hội Luật gia dân chủ thế giới kêu gọi bảo vệ nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam (VAVA), đại diện cho hơn 3 triệu nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam, làm trưởng đoàn đã tham dự sự kiện này cùng hàng trăm đại biểu đến từ các nước thành viên LHQ...
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch IADL Giăng Mairơ (Jeanne Mirer) cho biết, trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất độc da cam/điôxin trong suốt 10 năm từ 1961-1971. Đây là cuộc chiến tranh hóa học dài nhất trong lịch sử nhân loại, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng, hơn 3 triệu nạn nhân đang phải sống trong đau khổ vì bệnh tật vô phương cứu chữa, biết bao trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba sinh ra đã mang trên mình đầy dị tật. Bà Mairơ nhấn mạnh, trong khi công nhận và đền bù thiệt hại cho các nạn nhân chất độc da cam/điôxin là cựu chiến binh Mỹ, thì Chính phủ Mỹ lại lờ đi trách nhiệm của họ trước yêu cầu của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam.
Bà Mairơ kêu gọi Hội đồng nhân quyền LHQ cần hành động ngay vì những nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam. Bà cho rằng, trong suốt thập kỷ qua, tổ chức nhân quyền của LHQ bàn nhiều về quyền con người, nhưng hầu như không nhắc đến quyền sống nói chung và đặc biệt là quyền sống của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam nói riêng. Ngay tại phiên họp, các nhà báo đã xin gặp đoàn đại biểu Việt Nam để phỏng vấn và tìm hiểu về các nạn nhân và môi trường hiện tại ở Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn phóng viên về những hoạt động tiếp theo của IADL, bà Giăng Mairơ cho biết, sau phán quyết của Tòa án lương tâm nhân dân quốc tế được tổ chức ở Pari (Paris, Pháp) hồi tháng 5-2009, IADL sẽ tiếp tục yêu cầu Chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất nước này phải giải quyết những khó khăn mà các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam đang phải gánh chịu và cải tạo môi trường tại các vùng nhiễm độc ở Việt Nam. Trước mắt, IADL sẽ tập trung hoạt động vào Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam (10-8 - ngày đầu tiên quân đội Mỹ rải chất độc da cam/điôxin xuống chiến trường miền Nam Việt Nam) nhằm giúp nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về cuộc chiến này, qua đó ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam và đòi Mỹ phải đền bù thiệt hại cho họ.
Trước đó, ngày 26-6, IADL đã cùng với VAVA tổ chức sự kiện mang tên "Di chứng da cam Việt Nam" bên lề khóa họp Hội đồng nhân quyền LHQ, với sự có mặt của nhiều thành viên IADL, các nhà khoa học và nhà báo quốc tế.
Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, thông điệp chính tại sự kiện này là nhằm kêu gọi các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân quyền LHQ quan tâm đến quyền sống của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam, kêu gọi Chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất Mỹ thấy rõ trách nhiệm của mình đối với nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam. Ông cũng khẩn thiết kêu gọi thế giới hãy nói không với chất độc hóa học. Những người tham dự phiên họp đã đặc biệt xúc động khi được xem một số hình ảnh và con số thống kê về những người đang từng ngày phải chung sống với hậu quả của chất độc da cam/ điôxin, dù chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm qua.
Tối cùng ngày, tại thành phố Giơnevơ đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa IADL và VAVA với hơn 30 đại biểu đại diện cho các cá nhân và tổ chức quốc tế và địa phương, nhà nghiên cứu và sinh viên. Những người tham dự đã đặt nhiều câu hỏi thể hiện sự quan tâm tới tình hình sức khỏe hiện tại của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam và môi trường nơi họ đang sống. Nhiều người đã chân thành bày tỏ mong muốn được giúp đỡ và ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam./.Phấn đấu thực hiện bằng được bảo hiểm y tế toàn dân  (30/06/2012)
Trao đổi, hợp tác cơ quan dân nguyện Việt Nam - Italy  (30/06/2012)
Hơn 36.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng  (30/06/2012)
Hội đàm Ủy ban kiểm tra hai nước Việt Nam - Lào  (30/06/2012)
Chủ tịch Quốc Hội tiếp Trưởng phái đoàn EU, Đại sứ Australia  (29/06/2012)
Kinh tế 6 tháng đã có những chuyển biến tích cực  (29/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay