Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh thăm EU và ký chính thức PCA
Bộ trưởng Phạm Bình Minh bày tỏ vui mừng thăm EU và ký chính thức PCA; khẳng định chuyến thăm thể hiện sự coi trọng và quyết tâm của Việt Nam phát triển quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện với EU. Bộ trưởng thông báo những định hướng lớn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và những nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại tích cực và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh và đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại EU Catherine Ashton tái khẳng định tầm quan trọng và bày tỏ hài lòng trước những phát triển nhanh chóng và tích cực của quan hệ Việt Nam- EU thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển; Đánh giá cao và coi việc ký chính thức PCA và khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU là hai sự kiện quan trọng, tạo xung lực cho việc phát triển quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thiết thực trên tất cả các lĩnh vực trong nhiều năm tới. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí đẩy mạnh các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương như tăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn, đặc biệt là đoàn cấp cao để tăng cường hiểu biết và tin cậy, làm cơ sở thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác; thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư song phương, tăng cường trao đổi kinh nghiệm và đối thoại chiến lược về kinh tế; mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực hợp tác, nhất là về khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, bảo vệ môi trường, pháp luật, an ninh-quản lý khủng hoảng, chống khủng bố và tội phạm có tổ chức, tăng cường giao lưu văn hóa.
Về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Cơ quan Đối ngoại EU (EEAS), hai bên đánh giá cao phiên tham vấn chính trị cấp thứ trưởng Ngoại giao lần đầu tiên giữa Việt Nam và EU hồi tháng 2-2012 tại Hà Nội; khẳng định coi trọng cơ chế đối thoại trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, xây dựng và tôn trọng lẫn nhau. Hai bên cho rằng đây là các cơ chế trao đổi hiệu quả nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ Việt Nam-EU cũng như thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và EEAS, mới được thành lập sau khi Hiệp ước Lisbon có hiệu lực.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh và bà Catherine Ashton cũng đánh giá cao và nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa hai bên tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ hợp tác ASEAN-EU, diễn đàn ASEM và tại Liên hợp quốc. Đánh giá cao việc Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và Chủ tịch ASEAN năm 2010. Bà Catherine Ashton cũng đề nghị Việt Nam ủng hộ phát triển quan hệ ASEAN-EU lên tầm cao mới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam sẽ là điều phối viên quan hệ ASEAN-EU từ tháng 7-2012. Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị EU và các nước thành viên EU ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016, Hội đồng Kinh tế - xã hội Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2016 - 2018; Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và Hội đồng chấp hành Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013 - 2017.
Về vấn đề Biển Đông, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại EU khẳng định lập trường của EU trong việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, bảo đảm an ninh, tự do và an toàn hàng hải tại khu vực này; ủng hộ các bên liên quan thực thi đầy đủ Tuyên bố về ứng xử (DOC) và hướng tới xây dựng Quy tắc ứng xử (COC) tại Biển Đông.
Cuộc hội đàm diễn ra trong không khí cởi mở, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Ngày 27-6, tại trụ sở Liên minh châu Âu ở Brucsel, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và bà Catherine Ashton đã ký chính thức PCA giữa Việt Nam và EU, với sự có mặt của đại diện các bộ, ngành phía Việt Nam và đông đảo các quan chức Cơ quan Đối ngoại EU, Ủy ban châu Âu và đại diện của 27 nước thành viên EU. PCA được ký chính thức là một bước phát triển quan trọng, đưa quan hệ chuyển sang một giai đoạn mới với phạm vi và mức độ hợp tác rộng và sâu sắc hơn trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, phù hợp với ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của hai bên cũng như xu thế hợp tác và phát triển chung trên thế giới. PCA tạo điều kiện thuận lợi, cho phép khai thác tốt hơn lợi thế so sánh và tính bổ sung cao về cơ cấu kinh tế của hai bên; tạo tiền đề quan trọng để hai bên bước vào đàm phán FTA, hợp tác hướng tới sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. PCA mở ra cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực mới như khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nông, lâm, ngư nghiệp, ngăn ngừa và giảm nhẹ thiên tai; khẳng định quyết tâm đẩy mạnh hợp tác giữa hai bên trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, tội phạm có tổ chức, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
* Trước đó, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã chào xã giao Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy ; bày tỏ mong muốn được đón Chủ tịch Van Rompuy sang thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; tin tưởng rằng chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Hội đồng châu Âu tới Việt Nam sẽ góp phần củng cố hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và EU, thể hiện cam kết mạnh mẽ của EU đối với khu vực. Chủ tịch Van Rompuy đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam; khẳng định EU coi trọng vai trò của Việt Nam và mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai bên; khẳng định EU cam kết tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam sau giai đoạn năm 2013; hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình đàm phán FTA. Chủ tịch Van Rompuy cảm ơn lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cho biết sẽ đi thăm chính thức Việt Nam nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEM-9 tại Lào tháng 11-2012./.
Đồng chí Lê Hồng Anh dự Lễ khánh thành Trường THPT Minh Thuận vùng căn cứ cách mạng tỉnh Kiên Giang  (27/06/2012)
Điện mừng 61 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Campuchia  (27/06/2012)
Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch về “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”  (27/06/2012)
Các đồng chí Lê Hồng Anh, Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục tiếp xúc cử tri  (27/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay