Thủ tướng Đức Angela Merkel phản đối trái phiếu Khu vực đồng tiền chung euro
Bất chấp sự chỉ trích từ phía một số nước thành viên EU, Mỹ và Trung Quốc, bà Angela Merkel tuyên bố trước cuộc họp với các nghị sĩ thuộc các đối tác trong liên minh cầm quyền ở Đức rằng "Tôi sẽ không chứng kiến trách nhiệm pháp lý chung về nợ, hàm ý trái phiếu Eurozone, chừng nào còn sống trên cõi đời này." Trước đó một ngày, bà từng khẳng định ý tưởng phát hành trái phiếu khu vực đồng ơrô là "sai lầm và phản tác dụng về mặt kinh tế", đồng thời tỏ ý lo ngại EU đang bàn quá nhiều về việc đưa toàn bộ các khoản nợ của Eurozone vào cùng một "hũ". Theo bà Angela Merkel, những biện pháp như phát hành trái phiếu Eurozone là giải pháp "dễ dãi", không giải quyết được cốt lõi của vấn đề, đó là thiếu kỷ luật tài chính và sự kiểm soát không hiệu quả từ EU. Bà kêu gọi các nước thành viên "nhượng" chủ quyền quốc gia cho Brucsel với lý do "các biện pháp bảo đảm và kiểm soát phải luôn song hành với nhau".
Một số quan chức tham dự cuộc họp tiết lộ Đức, nền kinh tế lớn nhất và đóng góp nhiều nhất cho ngân sách EU, dường như sẵn sàng sử dụng các quỹ cứu trợ dành cho Eurozone một cách linh hoạt hơn để hỗ trợ các ngân hàng và trấn an các nhà đầu tư đang hoang mang trước nguy cơ ngày càng gia tăng phải xóa nợ cho các chính phủ trong EU.
Bà Angela Merkel đưa ra quan điểm cứng rắn trên trong bối cảnh Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy vừa công bố bản báo cáo dài 7 trang được soạn thảo làm nội dung cho hội nghị thượng đỉnh EU, dự kiến diễn ra trong các ngày 28 và 29-6 tới. Báo cáo hướng tới một liên minh ngân hàng và tài chính chặt chẽ hơn trong EU, mở đường cho việc thành lập Bộ Tài chính Eurozone để phát hành trái phiếu./.
Việt Nam và EU chính thức khởi động đàm phán FTA  (27/06/2012)
Việt Nam và EU chính thức khởi động đàm phán FTA  (27/06/2012)
Diễn đàn kinh tế quốc tế Sankt-Peterburg lần thứ 16 tạo luồng sinh khí mới cho sự phát triển  (27/06/2012)
Yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái  (27/06/2012)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay