Kinh tế thế giới cần 70 nghìn tỉ USD để phát triển
Phát biểu với báo giới sau ngày đầu tiên của Hội nghị Kinh doanh B20, một hoạt động diễn ra trước khi Hội nghị thượng đỉnh G - 20 tại Los Cabos (Mexico), Phó Chủ tịch Phòng Thương mại quốc tế (ICC) Harold McGraw cho rằng, để nền kinh tế thế giới đi vào con đường phát triển, cần có nguồn tài chính trị giá 70 nghìn tỉ USD cho đến năm 2030 và việc phát hành trái phiếu liên tục tại thị trường vốn là nơi cấp nguồn tài chính trên, chứ không phải là các tổ chức tài chính.
Theo ICC, giai đoạn từ nay đến 2016, thế giới cần 40% khoản tài chính trên và 3 nghìn tỉ USD dành cho đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Trên tinh thần này, ông McGraw kêu gọi sớm thiết lập một quy định công bằng sao cho thị trường vốn hoạt động có hiệu quả và nếu thị trường này không hoạt động, điều này đồng nghĩa với việc không tăng trưởng và không tạo thêm việc làm, điều mà cả thế giới đang mong đợi. Phó Chủ tịch ICC kêu gọi hội nghị thượng đỉnh G - 20 nên ưu tiên cho quá trình buôn bán tự do và kích thích buôn bán vùng biên.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) José Ángel Gurría Treviño cho rằng, để góp phần ổn định kinh tế, các quốc gia châu Âu cần phải huy động tiềm năng tự có để dập tắt các nguy cơ bắt nguồn từ ngành ngân hàng và nợ công. Tại Hội nghị B - 20 và sau đó là Hội nghị thượng đỉnh G - 20, châu Âu phát đưa ra thông điệp rõ ràng. Đó là sẵn sàng làm những điều cần thiết để giải quyết mọi vấn đề đang xuất hiện trước mắt họ.
Hội nghị B - 20 tập trung vào các mảng vấn đề lớn là: Tăng trưởng xanh; An ninh lương thực và Phát triển hạ tầng; Huy động vốn trong nước; Đầu tư tư nhân; Tạo việc làm; Tài chính minh bạch và phát triển có sự tham gia của số đông./.
Hy Lạp công bố kết quả cuối cùng cuộc bầu cử Quốc hội  (19/06/2012)
Điện mừng Thủ tướng Vương quốc Lesotho  (19/06/2012)
Phát động giải báo chí "Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ 10 - năm 2012  (19/06/2012)
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020  (19/06/2012)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay