Hy Lạp công bố kết quả cuối cùng cuộc bầu cử Quốc hội
Như vậy, Đảng Dân chủ Mới và Đảng xã hội Pasok - hai đảng vốn ủng hộ các biện pháp thắt chặt chi tiêu để đổi lấy gói cứu trợ của IMF và EU, đã giành được đa số quá bán cần thiết để đứng ra thành lập chính phủ mới và giải tỏa được nỗi lo Hy Lạp sẽ rút khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Đảng Dân chủ Mới và các đối tác liên minh tiềm tàng như Pasok và Đảng cánh tả Dân chủ (DL) đã ủng hộ việc sửa đổi một phần các biện pháp cắt giảm chi tiêu hà khắc nhất trong các thỏa thuận cứu trợ quốc tế phối hợp với các chủ nợ nhằm giảm nhẹ gánh nặng nợ mà Hy Lạp đã phải gánh chịu từ cuộc khủng hoảng, nhờ đó có thể tránh được nguy cơ bị vỡ nợ và không phải ra khỏi Eurozone.
Ngay sau khi Đảng Dân chủ Mới theo đường lối bảo thủ và ủng hộ gói cứu trợ của quốc tế giành chiến thắng tại cuộc bầu cử lại Quốc hội Hy Lạp ngày 17-6, các nước Eurozone đã phát đi tín hiệu sẽ nhượng bộ và linh hoạt hơn với Aten về thời hạn thực hiện những điều khoản trong khuôn khổ thoả thuận vay 130 tỉ ơrô (165 tỉ USD). Những điều kiện mà Eurozone đưa ra như cắt giảm lương và chi tiêu được coi là vấn đề nóng tại cuộc bầu cử lại ở Hy Lạp, khi tất cả các đảng phái kêu gọi cần có sự nới lỏng, nếu không muốn thấy thỏa thuận này bị huỷ bỏ.
Mặc dù vẫn khẳng định sẽ không có những điều chỉnh cơ bản, nhưng Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho rằng, các bên liên quan có thể thảo luận về việc trì hoãn thời gian thực hiện các mục tiêu. Là một trong những thành viên Eurozone cứng rắn nhất, Đức khăng khăng rằng Hy Lạp phải thực hiện thỏa thuận nếu họ muốn nhận tiền cứu trợ. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gọi điện chúc mừng nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Mới Antonis Samaras và bày tỏ tin tưởng rằng Aten sẽ tôn trọng các cam kết với Eurozone. Bà A. Meckel nhấn mạnh: "Đức sẽ tiếp tục can dự trên cơ sở Hy Lạp đáp ứng những cam kết của mình".
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici cho biết, các bộ trưởng tài chính Eurozone sẽ nhanh chóng đưa ra tuyên bố về cách tiếp cận đối với tình hình hiện nay ở Hy Lạp. Theo ông, khu vực Eurozone vẫn yêu cầu Hy Lạp can dự để tiếp tục duy trì đồng tiền chung, nhưng cũng "quan tâm tới những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể" của nước này. Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone Jean - Claude Juncker cho rằng Eurozone ghi nhận những nỗ lực đáng kể của người dân Hy Lạp. Ông cũng nhấn mạnh rằng những cải cách về cơ cấu và tài chính vẫn là bảo đảm quan trọng nhất giúp Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và thách thức xã hội hiện nay. Tuy nhiên, giới phân tích cũng cảnh báo rằng sự linh hoạt và nhượng bộ thái quá từ phía Eurozone đối với Hy Lạp sẽ đặt dấu hỏi về uy tín của khu vực đồng tiền chung này và có thể tạo tiền lệ "khuyến khích" Ailen, Tây Ban Nha cũng lên tiếng đòi hỏi được nới lỏng trong chính sách "thắt lưng, buộc bụng" hiện nay.
Anh cũng cam kết sẽ hợp tác với chính phủ mới ở Hy Lạp. Đó là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Anh ngay sau khi có kết quả cuộc bầu cử lại ở Hy Lạp. Từ Washington, người phát ngôn Nhà Trắng Giây Jay Carney cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chúc mừng kết quả bầu cử lại ở Hy Lạp và bày tỏ hy vọng rằng nước này sẽ nhanh chóng thành lập chính phủ mới để đối phó với khủng hoảng kinh tế. Ông Giây Jay Carney khẳng định rằng việc Hy Lạp ở lại khu vực Eurozone mang lại lợi ích cho tất cả các nước, tuy nhiên, Aten cũng cần tôn trọng những cam kết cải cách./.
Điện mừng Thủ tướng Vương quốc Lesotho  (19/06/2012)
Phát động giải báo chí "Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ 10 - năm 2012  (19/06/2012)
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020  (19/06/2012)
Xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH, dự toán ngân sách 2013 và kế hoạch đầu tư năm 2013 - 2015  (19/06/2012)
Điện chia buồn Hoàng Thái tử, Phó Thủ tướng thứ nhất Vương quốc Ả Rập Saudi, Nayef bin Abdul Aziz Al Saud vừa qua đời  (19/06/2012)
Bầu cử Hy Lạp kích điểm chứng khoán châu Á  (19/06/2012)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay