Quốc hội thông qua 5 dự án luật, Bộ Luật
Quốc hội biểu quyết thông qua Bộ Luật Lao động (sửa đổi) với 93,39% số đại biểu tán thành. Bộ Luật gồm 17 chương, 242 điều và có hiệu lực từ ngày 01-05- 2013. Về một số vấn đề được nhiều cử tri quan tâm, Bộ Luật quy định, tiền lương làm thêm giờ của người lao động không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong 1 ngày, trong trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 1 năm. Về thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ, Bộ Luật quy định lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ Luật này có hiệu lực, mà đến ngày 1-5-2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29-6-2006 thì thời gian nghỉ thai sản được thực hiện theo quy định của Bộ Luật này. Về quy định tuổi nghỉ hưu, Quốc hội vẫn giữ nguyên độ tuổi là 55 với nữ và 60 tuổi với nam như quy định hiện hành. Với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.
Cũng trong chiều 18-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm tiền gửi với 92,99% số phiếu tán thành. Luật này gồm 7 chương, 39 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2013; Luật Phòng, chống rửa tiền với 93,19% số phiếu tán thành. Luật này gồm 5 chương, 50 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01- 2013; Luật Giáo dục đại học với 84,57% số phiếu tán thành. Luật này gồm 7 chương, 73 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01- 2013; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá với 88,18% số đại biểu tán thành. Luật này gồm 5 chương, 35 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-5-2013./.
Hai mặt của chiến thắng  (18/06/2012)
Đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn Độ  (18/06/2012)
An ninh mạng - nguy cơ lớn đe dọa an ninh Mỹ  (18/06/2012)
Tư lệnh ECOWAS họp bàn can thiệp quân sự Mali  (17/06/2012)
Trung Quốc hối thúc G20 nỗ lực duy trì đà phục hồi kinh tế  (17/06/2012)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm