Tăng cường an toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao
TCCSĐT - Ngày 12-6-2012 tại Hà Nội, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức khai trương dự án “An toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao tại Việt Nam” (RAS/12/50M/JPN) và Hội thảo quốc gia về “Đẩy mạnh An toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao tại Việt Nam”.
Tham gia Lễ khai trương dự án và Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân; Cục trưởng Cục An toàn Lao động Hà Tất Thắng; Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Trưởng Ban Quản lý dự án Đỗ Thị Thúy Nguyệt; ông Gyorgy Srizraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam và ông Shinichi Ozawa, Cố vấn trưởng, Điều phối viên tổng thể Chương trình hợp tác Đa-song phương ILO/Nhật Bản, Văn phòng ILO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tham dự sự kiện còn có gần 80 đại biểu đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, đại diện các bộ, ban, ngành có liên quan và lãnh đạo các sở Lao động - Thương binh và Xã hội, sở Y tế, Liên đoàn lao động từ năm tỉnh tham gia dự án.
Sau khi thực hiện thành công dự án giai đoạn 1 về “Hỗ trợ thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam” giai đoạn 2009-2011 (RAS/08/07M/JPN), Chính phủ Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ thực hiện dự án “An toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao ở Việt Nam”. Đây là một bộ phận trong Chương trình hợp tác Đa-song phương ILO/Nhật Bản và là một cấu phần của Dự án “An toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao ở Khu vực Đông Nam Á”.
Một số hoạt động chính của dự án: |
Thực hiện tốt công tác An toàn vệ sinh lao động là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo việc làm bền vững cho mọi người lao động, phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Việt Nam hiện đang thực hiện Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động lần 2 (2011-2015) sau khi thực hiện thành công Chương trình quốc gia lần 1 (2006-2010) nhằm đẩy mạnh công tác An toàn vệ sinh lao động và đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan, song do sự phát triển kinh tế nhanh chóng, sự gia tăng số lương các doanh nghiệp vừa và nhỏ và lực lượng lao động, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sự ô nhiễm môi trường.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2011, cả nước xảy ra gần 6.000 vụ tai nạn lao động làm 6.154 người bị nạn, trong đó có 574 người chết, 1.314 người bị thương nặng, tăng 16% so với năm 2010. Các ngành xây dựng, khai khoáng và hóa chất là ba ngành có tỉ lệ tai nạn lao động cao nhất. Trong 5 năm gần đây, từ 2005-2009, số vụ tai nạn lao động trong ngành xây dựng chiếm tỷ lệ 36%, trong khai thác khoáng sản chiếm gần 20% tổng số các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Bên cạnh nguy cơ tai nạn, người lao động tại các công trường xây dựng, trong các khu khai thác khoáng sản, và các doanh nghiệp hóa chất còn bị ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ do môi trường lao động bị ô nhiễm, thường phải tiếp xúc nhiều với bụi, hoá chất độc hại và phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh phổi nghề nghiệp, ung thư phổi.
Trong ba năm thực hiện (2012-2014), dự án sẽ tập trung vào hai mục tiêu cụ thể: Nâng cao việc thực thi các tiêu chuẩn về An toàn vệ sinh lao động trong những ngành có nguy cơ cao trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động lần thứ hai; Hạn chế, phòng ngừa những mối nguy cơ và độc hại do amiăng và các hóa chất khác gây ra đối với sức khoẻ của người lao động trên cơ sở phối hợp vớí Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới. Dự án sẽ hỗ trợ thành lập hệ thống các ban An toàn vệ sinh lao động ba bên và nâng cao năng lực của người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của họ trong việc phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; bảo vệ người lao động trong nhóm dễ bị tổn thương thông qua các công cụ tập huấn có sự tham gia của ILO và cải thiện hệ thống báo cáo tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp trên cơ sở phối hợp với Hệ thống bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp quốc gia.
Đối tượng thụ hưởng của dự án sẽ là những người làm công tác An toàn vệ sinh lao động, người lao động, người sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực kinh tế phi chính thức và nông thôn tại 5 tỉnh (Bắc Kạn, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và Đồng Nai). Đối tác chính của Dự án là Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các cơ quan, tổ chức liên quan và các tỉnh tham gia dự án đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện thành công các mục tiêu của dự án./.
Giáo dục, đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (12/06/2012)
Hợp tác công - tư trong phát triển hạ tầng giao thông vận tải  (12/06/2012)
Hoạt động kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc  (12/06/2012)
Hội nghị cấp cao thường niên Quảng Nam - Sê Kông năm 2012  (12/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay