Thống nhất định hướng xây dựng Đề án lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa XI cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ tư vừa qua. Đây là quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng, thể hiện quyết tâm của Đảng trong thực hiện chính sách cán bộ, đồng thời, tạo tiền đề cho việc thực hiện các quy định về lấy phiếu tín nhiệm trong thời gian tới. Vấn đề này cũng là một nội dung quan trọng trong Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Việc Tổ biên tập tổ chức hội nghị định hướng xây dựng Đề án “Quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là hết sức cần thiết nhằm thống nhất những nội dung cơ bản của Đề án. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, những nội dung của Đề án phải bám sát Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như: Hiến pháp năm 1992 và định hướng sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội; Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà quản lý thành viên của Tổ biên tập đã thảo luận về những vấn đề chính của Đề án như: phạm vi nghiên cứu; mục đích, ý nghĩa của việc lấy phiếu tín nhiệm; phạm vi, đối tượng được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm; thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm; tiêu chí và nội dung đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm, quy trình, thủ tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm và hệ quả pháp lý của của việc lấy phiếu tín nhiệm.
Theo khảo sát bước đầu của Tổ biên tập, các văn bản pháp luật hiện hành đã quy định được một số trình tự, thủ tục cơ bản, làm cơ sở cho việc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, trong đó, xác định chủ thể có quyền trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, chủ thể có quyền kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, trình tự thủ tục Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm và các hoạt động khác có liên quan. Tuy vậy, nhiều vấn đề chi tiết, hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục, cách thức bỏ phiếu tín nhiệm còn chưa được quy định cụ thể và cần được tiếp tục làm rõ./.
Điện mừng kỷ niệm 20 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cộng hòa Moldova  (11/06/2012)
Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng  (11/06/2012)
Đồng chí Phạm Hùng - người chiến sĩ cộng sản trung kiên, bất khuất; nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta (*)  (11/06/2012)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại tỉnh Vĩnh Long  (11/06/2012)
Eurozone dành 100 tỉ euro cứu trợ các ngân hàng Tây Ban Nha  (11/06/2012)
Ngoại trưởng Anh không loại trừ khả năng can thiệp quân sự vào Xyri  (11/06/2012)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay