Chuyến thăm của tân Tổng thống Nga V. Putin thăm Đức và Pháp
17:41, ngày 05-06-2012
TCCSĐT - Tân Tổng thống Nga V. Putin đã sang thăm Đức và Pháp ngay trước thềm Hội nghị cấp cao lần thứ 29 giữa Nga và EU ở St. Petersburg (Nga) và giữa khi hai bên bất đồng quan điểm sâu sắc về tình hình chính trị nội bộ ở Syria. Cả Thủ tướng Đức Angela Merkel lẫn tân Tổng thống Pháp Francois Hollande đều muốn tận dụng chuyến thăm này của ông V.Putin để thuyết phục Nga hòa đồng với quan điểm chính sách của họ về Syria.
Cụ thể là Đức và Pháp muốn Nga gia tăng áp lực chính trị đối với Chính phủ Syria, tiếp tục và tăng cường cô lập Chính phủ Syria cũng như hướng tới một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với nội dung không chỉ lên án mạnh mẽ Chính phủ Syria và hậu thuẫn đắc lực cho phe chống đối chính phủ mà còn được hiểu là cho phép bên ngoài can thiệp quân sự vào Syria.
Cả chuyến thăm ở Đức lẫn Pháp của ông V.Putin đều rất ngắn, diễn ra có vài giờ đồng hồ trong khi ông V.Putin dành hẳn vài ngày để sau đó thăm Trung Quốc. Ở cả hai nơi, ông V.Putin đều thể hiện thiện chí hợp tác với Đức, Pháp và EU để nhanh chóng tìm kiếm giải phá chính trị cho tình hình ở Syria, tuy nhiên ông không thay đổi quan điểm lâu nay về Syria. Nga không đồng tình với phương Tây trong việc gia tăng áp lực đối với Chính phủ Syria, không tán đồng yêu sách của phương Tây đòi Tổng thống Syria Bashar al Assad phải thoái vị và lưu vong ở nước ngoài. Nga muốn tỏ ra khách quan ở Syria chứ không thiên vị bên nào như phương Tây nghiêng hẳn về phía lực lượng chống đối chính phủ nước này.
Tất cả những gì mà bà A.Merkel và ông F.Hollande đạt được với chuyến đi này của ông V.Putin chỉ là sự nhất trí kiên trì hướng tới giải pháp chính trị cho Syria. "Chúng tôi nhấn mạnh rõ rằng, chúng tôi vẫn nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp chính trị", bà A.Merkel đã phát biểu như thế trước giới báo chí sau cuộc hội đàm với ông V.Putin ở Berlin.
Cũng trong cuộc họp báo chung, ông F.Hollande đã kêu gọi các nước tiếp tục gia tăng sức ép và trừng phạt đối với Chính phủ Syria và nhấn mạnh "giải pháp duy nhất là ông B.Assad phải từ chức". Ông F.Hollande tuyên bố "không có lối thoát nào khác ra khỏi tình trạng hiện tại ngoài việc ông B.Assad phải ra đi". Nhưng ông V.Putin lại không cùng quan điểm như vậy. Ông đã đặt câu hỏi: "Tại sao chúng ta lại nghĩ rằng, nếu chúng ta truất quyền của ban lãnh đạo hiện tại thì triển vọng tình hình chung ở Syria sẽ bắt đầu sáng sủa hơn?". Và ông V.Putin cũng thể hiện rõ ràng cách tiếp cận của Nga khi nói rằng: "Chuyện gì đang xảy ra ở Libia? Chuyện gì đang xảy ra ở Iraq? Chúng tôi đề nghị phải hành động một cách thích hợp và cân bằng ít nhất cũng ở Syria". Tổng thống Nga V.Putin cho rằng, việc quan trọng và cấp thiết nhất hiện tại là ngăn ngừa xảy ra kịch bản tồi tệ nhất ở Syria là nội chiến".
Chuyến thăm này không có đủ thời gian để ông V.Putin bàn về các vấn đề quan hệ song phương với Đức và Nga. Hơn nữa, ngay sau đó, các nhà lãnh đạo này lại có cuộc cấp cao thứ 29 giữa Nga và EU. Ở đó, vấn đề Syria cũng là vấn đề nổi cộm trong chương trình nghị sự nhưng hai bên không thể không trao đổi về quan hệ song phương.
EU nói chung và các thành viên EU nói riêng vẫn là những đối tác kinh tế và thương mại quan trọng của Nga. Nhưng trong nhiệm kỳ cầm quyền mới này của tân Tổng thống Nga V.Putin, quan hệ giữa Nga với EU nói chung và với các thành viên EU nói riêng không vì thế mà thuận lợi và dễ dàng hơn. Bất đồng quan điểm về chính trị hiện rất cơ bản và đang có chiều hướng trở nên ngày càng sâu sắc hơn trước. Nga đang muốn gây dựng vị thế khác trong quan hệ với EU và cũng rất có thể không dành cho quan hệ với Mỹ và EU mức độ ưu tiên hàng đầu./.
Cả chuyến thăm ở Đức lẫn Pháp của ông V.Putin đều rất ngắn, diễn ra có vài giờ đồng hồ trong khi ông V.Putin dành hẳn vài ngày để sau đó thăm Trung Quốc. Ở cả hai nơi, ông V.Putin đều thể hiện thiện chí hợp tác với Đức, Pháp và EU để nhanh chóng tìm kiếm giải phá chính trị cho tình hình ở Syria, tuy nhiên ông không thay đổi quan điểm lâu nay về Syria. Nga không đồng tình với phương Tây trong việc gia tăng áp lực đối với Chính phủ Syria, không tán đồng yêu sách của phương Tây đòi Tổng thống Syria Bashar al Assad phải thoái vị và lưu vong ở nước ngoài. Nga muốn tỏ ra khách quan ở Syria chứ không thiên vị bên nào như phương Tây nghiêng hẳn về phía lực lượng chống đối chính phủ nước này.
Tất cả những gì mà bà A.Merkel và ông F.Hollande đạt được với chuyến đi này của ông V.Putin chỉ là sự nhất trí kiên trì hướng tới giải pháp chính trị cho Syria. "Chúng tôi nhấn mạnh rõ rằng, chúng tôi vẫn nỗ lực nhằm đạt được một giải pháp chính trị", bà A.Merkel đã phát biểu như thế trước giới báo chí sau cuộc hội đàm với ông V.Putin ở Berlin.
Cũng trong cuộc họp báo chung, ông F.Hollande đã kêu gọi các nước tiếp tục gia tăng sức ép và trừng phạt đối với Chính phủ Syria và nhấn mạnh "giải pháp duy nhất là ông B.Assad phải từ chức". Ông F.Hollande tuyên bố "không có lối thoát nào khác ra khỏi tình trạng hiện tại ngoài việc ông B.Assad phải ra đi". Nhưng ông V.Putin lại không cùng quan điểm như vậy. Ông đã đặt câu hỏi: "Tại sao chúng ta lại nghĩ rằng, nếu chúng ta truất quyền của ban lãnh đạo hiện tại thì triển vọng tình hình chung ở Syria sẽ bắt đầu sáng sủa hơn?". Và ông V.Putin cũng thể hiện rõ ràng cách tiếp cận của Nga khi nói rằng: "Chuyện gì đang xảy ra ở Libia? Chuyện gì đang xảy ra ở Iraq? Chúng tôi đề nghị phải hành động một cách thích hợp và cân bằng ít nhất cũng ở Syria". Tổng thống Nga V.Putin cho rằng, việc quan trọng và cấp thiết nhất hiện tại là ngăn ngừa xảy ra kịch bản tồi tệ nhất ở Syria là nội chiến".
Chuyến thăm này không có đủ thời gian để ông V.Putin bàn về các vấn đề quan hệ song phương với Đức và Nga. Hơn nữa, ngay sau đó, các nhà lãnh đạo này lại có cuộc cấp cao thứ 29 giữa Nga và EU. Ở đó, vấn đề Syria cũng là vấn đề nổi cộm trong chương trình nghị sự nhưng hai bên không thể không trao đổi về quan hệ song phương.
EU nói chung và các thành viên EU nói riêng vẫn là những đối tác kinh tế và thương mại quan trọng của Nga. Nhưng trong nhiệm kỳ cầm quyền mới này của tân Tổng thống Nga V.Putin, quan hệ giữa Nga với EU nói chung và với các thành viên EU nói riêng không vì thế mà thuận lợi và dễ dàng hơn. Bất đồng quan điểm về chính trị hiện rất cơ bản và đang có chiều hướng trở nên ngày càng sâu sắc hơn trước. Nga đang muốn gây dựng vị thế khác trong quan hệ với EU và cũng rất có thể không dành cho quan hệ với Mỹ và EU mức độ ưu tiên hàng đầu./.
Triển khai có hiệu quả công tác xây dựng Đảng - gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 – khóa XI  (05/06/2012)
Một phương thức giáo dục truyền thống có sức hấp dẫn và hiệu quả  (05/06/2012)
Thành phố Hồ Chí Minh: Mít tinh trọng thể kỷ niệm 101 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước  (05/06/2012)
Hướng tới cấu trúc an ninh vì hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương  (04/06/2012)
Hoa Kỳ muốn sớm nâng quan hệ với VN lên mức cao  (04/06/2012)
Tổng thống Armenia sẽ thăm chính thức Việt Nam  (04/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay