"Mỹ Latinh-Caribe cần thúc đẩy chống khủng hoảng"
21:23, ngày 02-06-2012
Ngày 1-6, tại Hội nghị cấp cao về đầu tư vào Mỹ Latinh, Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) nhận định mặc dù trong năm 2012, các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục tăng trưởng ít nhất 3,7%, song các nước trong khu vực cần noi gương Brazil và Chile trong việc thúc đẩy các chương trình chống khủng hoảng nhằm thu hút các nguồn tín dụng và hỗ trợ nền kinh tế khi lãi suất xuống thấp.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc dẫn phát biểu của Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký chấp hành ECLAC Alicia Barcena, nhận định mặc dù bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008, song nhờ hệ thống tài chính mạnh và ngân hàng dồi dào vốn, các nước Mỹ Latinh và khu vực Caribe đã đối phó cuộc khủng hoảng hiệu quả hơn châu Âu.
Các nền kinh tế lớn trong khu vực như Mexico và Brazil cũng như các nền kinh tế khác như Colombia, Argentina, Peru đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn khu vực trong giai đoạn khủng hoảng trên.
Tuy nhiên, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Barcena cũng khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách khu vực này tập trung nhiều hơn vào chính sách tiền tệ để giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng nợ công ở châu Âu cũng như những biến động xấu trong nền kinh tế toàn cầu trong trường hợp Hy Lạp rút khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Bà cũng kêu gọi các nước Mỹ Latinh và Caribe cần thúc đẩy chiến lược tăng trưởng kinh tế, trong đó ưu tiên thay đổi cơ cấu dựa trên đầu tư, hội nhập và đổi mới, đồng thời tăng cường hành động công nhằm phân phối lại các nguồn tài lực và thúc đẩy bình đẳng.
Trong thông điệp gửi Hội nghị bàn tròn về phát triển Caribe ở thủ đô Georgetown của Guyana, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc đã nhấn mạnh các chính sách kinh tế vĩ mô về chuyển đổi cơ cấu và bảo vệ xã hội mà các nền kinh tế nhỏ ở Mỹ Latinh và Caribe cần theo đuổi. Bà cũng đồng thời đề xuất các phương thức nhằm giúp các nước trong khu vực thúc đẩy đa dạng hoá kinh tế, cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ và tăng cường hệ thống bảo vệ xã hội trong bối cảnh khả năng tài chính hạn chế.
Bên cạnh đó, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc cũng chỉ rõ rằng việc tìm kiếm và mở rộng các thị trường mới và các quan hệ buôn bán cũng là một nhân tố quan trọng trong các chương trình nghị sự hợp tác đa phương mới. Hợp tác Nam – Nam là chiến lược thiết yếu của các nền kinh tế nhỏ trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, đặc biệt giúp giảm nguy cơ dễ bị tổn thương của các nền kinh tế Caribe trước thảm họa tự nhiên, tăng khả năng tái phân phối các nguồn tài lực cũng như thúc đẩy bình đẳng thông qua bảo vệ người dân nghèo và những người dễ bị tổn thương.
Theo bà Barcena, bình đẳng, tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường cần phải được thúc đẩy đồng thời để các nhân tố này hỗ trợ và tăng cường lẫn nhau./.
Phó Chủ tịch nước thăm đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp  (02/06/2012)
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa I-ta-li-a  (02/06/2012)
Nhiều hoạt động thiết thực nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1-6  (02/06/2012)
Thành lập Ban tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ  (02/06/2012)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6-2012  (02/06/2012)
Đoàn đại biểu Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Belarus thăm Việt Nam  (02/06/2012)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên