Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Hy Lạp
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Hy Lạp.
Bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hy Lạp thời gian qua, Phó Chủ tịch nước mong muốn hai bên tăng cường trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, nhất là trong những lĩnh vực hai nước có nhiều tiềm năng và hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn của Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế.
Chia sẻ các khó khăn và thách thức mà Chính phủ và nhân dân Hy Lạp đang gặp phải, Phó Chủ tịch nước tin tưởng rằng với tiềm năng và thế mạnh của một đất nước có truyền thống lịch sử, với sức sáng tạo, năng động, thông minh của người dân, Hy Lạp sẽ vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển phồn vinh.
Tổng thống Hy Lạp bày tỏ tình cảm sâu sắc đối với nhân dân Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh giá cao những thành tựu nhân dân Việt Nam đã giành được trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây và trong xây dựng đất nước hiện nay. Tổng thống tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp của quan hệ hai nước và khẳng định Hy Lạp sẵn sàng hợp tác với Việt Nam thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.
Tổng thống Karolos Papoulias khẳng định với tiềm năng, quyết tâm và ý chí của mình, nhân dân Hy Lạp nhất định sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, tiếp tục phát huy vai trò trong khu vực.
Trước đó, sáng 31-5, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hy Lạp với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp hai nước.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh hai nước có nhiều tiềm năng, thế mạnh có thể bổ sung cho nhau. Trên cơ sở nhiều hiệp định, thỏa thuận quan trọng đã được ký kết, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có những phát triển mạnh mẽ.
Năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam vào Hy Lạp đã tăng 40%, và xuất khẩu của Hy Lạp sang Việt Nam tăng gấp bốn lần so với những năm trước. Doanh nghiệp hai nước cần phát huy thế mạnh, tăng cường hợp tác để cùng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực như hàng hải, nông nghiệp, thủy sản, hàng thủ công, chế biến thực phẩm, dệt may, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo.
Phó Chủ tịch nước khẳng định các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hy Lạp, đầu tư kinh doanh ở Việt Nam được coi là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam và có cơ hội tiếp cận không chỉ với thị trường của gần 90 triệu người tiêu dùng Việt Nam, mà còn với một khu vực phát triển kinh tế năng động hàng đầu thế giới.
Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế và cải cách các thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư./.
Tổng thống Cộng hòa Áo kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (02/06/2012)
Thông cáo số 10 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII  (01/06/2012)
“Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”  (01/06/2012)
Hội thảo "Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước"  (01/06/2012)
Phải xuất phát từ thực tế để xây dựng luật phù hợp, chặt chẽ, thống nhất  (01/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay